Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016

Bộ Công Thương trần tình về chênh lệch thuế trong xăng dầu

Cơ quan này thừa nhận, công thức tính giá cơ sở làm căn cứ điều hành trong nước vẫn áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) và có thể sớm điều chỉnh để xử lý vấn đề "chênh" thuế.

Dẫn nội dung tại Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu, Bộ Tài chính cho biết đơn vị này được giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá và đã phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn phương pháp tính giá cơ sở. Đây là yếu tố quan trọng để làm căn cứ điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước.

Hiện nay, theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, trong công thức tính giá cơ sở đối với sản phẩm xăng dầu thì mức thuế nhập khẩu là mức thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN). Mức thuế này so với thuế ưu đãi nhập khẩu từ Asean theo Thông tư 165 chênh lệch khá nhiều.

Cụ thể, theo Thông tư 165, thuế nhập khẩu xăng dầu từ các nước Asean chỉ từ 0-10%, trong khi mức áp dụng tại Nghị định 83 là 13-20%. Điều đó khiến các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối thu được một khoản chênh lệch lên tới hàng nghìn tỷ đồng, trong khi giá xăng mà người tiêu dùng mua vẫn phải tính đầy đủ khoản thuế này.

Trước phản ánh của các cơ quan truyền thông, Bộ Công Thương đã và đang tiếp tục đề nghị và phối hợp với Bộ Tài chính sớm có giải pháp tài chính tổng thể xử lý hài hòa việc giảm thuế nhập khẩu xăng dầu. Thuế sẽ được thực hiện điều chỉnh theo lộ trình của các FTA theo cam kết hội nhập quốc tế trên cơ sở bảo đảm lợi ích của Nhà nước, các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất xăng dầu và các đối tượng tiêu dùng.

Doanh nghiệp xăng dầu lãi lớn từ chênh lệch thuế

Phần lớn xăng được nhập về chỉ nộp thuế nhập khẩu 5-10% còn dầu chỉ 0-5%, nhưng mức thuế để tính giá bán đến người tiêu dùng hai mặt hàng này là 10 và 20%.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét