Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

Hàng Tết khuyến mại sâu vẫn ế vì thời tiết

Còn hơn một tuần nữa là đến Tết Nguyên đán, hầu hết hàng hóa ở siêu thị, cửa hàng đều giảm giá sâu. Tuy nhiên, mưa dầm ở Hà Nội, nắng nóng ở TP HCM khiến sức mua rất chậm.

Theo khảo sát của Zing.vn, những ngày cuối năm, hầu hết các cửa hàng, siêu thị đều treo bảng giảm giá, khuyến mại hoặc xả hàng. Mức giảm tương đối sâu, dao động 20-50%. Đặc biệt mặt hàng quần áo, thời trang có nơi giảm ở mức 60-70%. 

Tại siêu thị Big C Thăng Long (Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội), các gian hàng quần áo đều treo biển giảm giá. Một thương hiệu thời trang tại tầng 1 thông báo giảm toàn bộ sản phẩm từ 30-50%. Nhiều loại hàng chất đống bán đồng giá 50.000-150.000 đồng một chiếc. 

Chị Oanh, trưởng nhóm bán hàng tại đây cho biết, chương trình xả hàng cuối năm sẽ kéo dài từ ngày 30/1 đến hết ngày 6/2 (28 Tết). Song sức mua năm nay, theo chị, giảm hẳn so với mọi năm. Hiện đơn vị có hơn 2.000 sản phẩm nằm trong chương trình giảm giá nhưng mới tiêu thụ được một phần năm. 

Hàng Tết khuyến mại sâu vẫn ế vì thời tiết
Một gian hàng xả hàng cuối năm với mức giá giảm sâu 30-50% song lượng khách mua không nhiều. Ảnh: Ngọc Lan.

Nguyên nhân hàng khuyến mại "ế" theo chị Oanh là thời tiết Hà Nội mưa, lạnh khiến người dân ngại mua sắm. Dù vào thời điểm cuối tuần, giáp Tết nhưng cửa hàng chị cùng nhiều gian xung quanh cũng khá ảm đạm khi chuẩn bị một lượng hàng xả khổng lồ mà không bán được. 

Hai vợ chồng chị Phan Thị Hường và anh Trần Cảnh Chung (Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) mua hàng tại đây cho biết, giá hàng hóa năm nay ở mức bình ổn, không tăng cao ngất như mọi năm.

Song, dự báo thời tiết mưa rét còn kéo dài qua Tết nên anh chị không hào hứng lắm. Tranh thủ ngày cuối tuần, 2 vợ chồng mua 2 thùng bia và chút hoa quả về đãi khách.   

Cũng trong ngày cuối tuần, sinh viên ở nhiều trường đại học đã được nghỉ Tết. Kéo theo đó, các điểm bán hàng như chợ sinh viên, chợ Nhà Xanh, Ngã Tư Sở... hàng hóa nhiều nhưng người mua ít. 

Hàng Tết khuyến mại sâu vẫn ế vì thời tiết
Chợ Nhà Xanh (Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội) thường chật kín người mua sắm cuối tuần thì nay trở nên thưa thớt. Ảnh: Ngọc Lan.

Đang ngồi lướt Facebook, anh Cẩn, bán quần áo, đồ len ở chợ Nhà Xanh (Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, thông thường, cứ cuối tuần là sinh viên từ các nơi đổ dồn, chật kín chợ. Thế nhưng, tuần này, khách vắng tanh. Lượng hàng bán ra trong ngày chỉ bằng 1/3 lần so với các dịp khác.

Để kích cầu mua sắm, anh Cẩn và nhiều chủ hàng đã giảm giá ở mức 60% nhưng sức mua vẫn èo uột. Anh cho biết, đây cũng là dịp thanh lý hàng cuối năm. Đầu năm mới, anh sẽ chuyển sang hàng xuân-hè. 

Tại các siêu thị điện máy, trung tâm thương mại, lượng khách mua sắm cũng đông hơn ngày thường song chưa bằng so với mọi năm. 

Chị Loan, nhân viên bán hàng siêu thị Pico chia sẻ, 2 ngày cuối tuần thời tiết âm hơn nên khách tới đông hơn. Sản phẩm bán ra trong dịp này chủ yếu là các thiết bị giải trí như tivi, dàn âm thanh, đầu kỹ thuật số...

Tại TP HCM, thời tiết nắng nóng khiến cho tình hình mua sắm cũng không sôi động. Theo ghi nhận của Zing.vn, các trung tâm thương mại trung tâm, trong khoảng một tuần trở lại đây, đông khách hơn. Tuy nhiên, khách chủ yếu đi ngắm đồ, lượng người mua sắm thực rất ít.

Chiều 31/1 được cho là cao điểm mua sắm tại thị trường TP HCM nhưng tình hình thực tế khá ảm đạm. Tại các khu chợ, lượng người đến sắm Tết khá ít. Thời tiết nắng nóng khiến cho hoạt động mua bán trước Tết diễn ra tương đối rệu rã. 

Buổi chiều tối, hoạt động mua sắm diễn ra sôi động hơn. Theo ông Nguyễn Tấn Thành, đại diện hệ thống bán lẻ của Liên hiệp hợp tác xã thương mại TP HCM, sức mua tập trung cao ở các mặt hàng, bánh kẹo, đồ khô và các mặt hàng gia dụng, hóa phẩm. Đặc biệt, tổng lượng giỏ quà Tết hệ thống đã bán ra cho đến thời điểm này là hơn 200.000 giỏ. Bán chạy nhất là loại mức giá 600.000 đồng đến 1,2 triệu đồng.

Trong khi đó, các trung tâm thương mại lớn lại vắng khách. Anh Nguyễn Huy Dũng, Quản lý một nhãn hàng thời trang ở tầng 1, một TTTM trên đường Đồng Khởi, quận 1, cho biết, lượng khách tham quan, mua sắm không bằng mọi năm. Dù TTTM đã phồi hợp với các gian hàng tổ chức khuyến mãi lớn như giảm giá 50%, bán hàng giá gốc…

Theo anh Dũng, nhu cầu mua sắm của khách hàng cuối năm là rất lớn, nhưng năm nay, nhiều cửa hàng, siêu thị bên ngoài tổ chức thanh lý, giảm giá dồn dập, khiến khách hàng bị chia phối. TTTM bị “thất sủng” một phần do nhiều đơn vị tròng này khuyến mại ảo.

Hàng Tết khuyến mại sâu vẫn ế vì thời tiết
Trong khi đầu Hà Nội mưa rét thì TP HCM nắng nóng khiến tâm lý người mua bớt hào hứng. Ảnh: Nguyễn Quang. 

Trao đổi với Zing.vn, bà Vũ Thị Hậu, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Nhất Nam (hệ thống siêu thị Fivimart) cho rằng, thông thường tuần cuối cùng trong năm người tiêu dùng sẽ đổ về các siêu thị. Đây cũng là thời điểm có sức mua lớn nhất trong năm.

"Tuần trước, nhu cầu mua sắm của khách hàng là đồ khô như bánh, mứt, kẹo... rượu biếu Tết. Bắt đầu từ tuần này (từ ngày 1/2/2016), lượng khách đổ về siêu thị dự báo sẽ tăng đột biến. Khi đó, nhu cầu mua sắm chủ yếu là đồ dự trữ cho gia đình như rau- củ - quả và thực phẩm tươi sống (thịt, cá... )", bà Hậu cho hay. 

Theo đánh giá của bà Hậu, nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng ngày một tăng. Do đó, tình trạng hàng hóa bán ra chỉ tăng chứ không giảm. Năm nay, sức mua cao hơn nhiều so với năm trước. Dự báo tuần tới đây trời hửng nắc, chắc chắn lượng khách đổ về các siêu thị, trung tâm thương mại sẽ đông cứng như mọi năm.

Trong khi đó, Sở công Thương TP HCM cho biết, hàng hoá dịp Tết Nguyên đán 2016 sẽ dồi dào và giá cả ổn định. Bởi vì các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá đã chuẩn bị một lượng hàng trị giá tới hơn 16.200 tỷ đồng, tăng 462 tỷ đồng so với Tết 2015.

Lợn, gà, bánh kẹo Tết dồn lên Facebook

Không dám mua hàng Tết ngoài chợ vì sợ nhầm hàng giả, hàng kém chất lượng nên nhiều người chuyển sang mua sắm Tết qua Facebook của người quen.

Mỹ phẩm giả hoành hành thị trường Tết

Theo Hải quan Quảng Ninh, hàng ngày, một lượng lớn mỹ phẩm được làm giả từ bên kia biên giới, sau đó đóng các nhãn mác nổi tiếng vận chuyển về trong nước tiêu thụ.

Thời điểm cận Tết Nguyên đán, tình trạng kinh doanh, buôn bán các mặt hàng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ có chiều hướng gia tăng, nhất là các loại mỹ phẩm trôi nổi trên thị trường, ảnh hưởng đến quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng. Cơ quan chức năng đã bắt giữ và xử lý nhiều vụ việc liên quan đến kinh doanh, vận chuyển mỹ phẩm trôi nổi từ biên giới về nội địa.

Làm việc với lực lượng chống buôn lậu của Hải quan Quảng Ninh chúng tôi được biết, hằng ngày vẫn có một lượng lớn mỹ phẩm được làm giả từ bên kia biên giới, sau đó đóng các nhãn mác nổi tiếng vận chuyển về trong nước tiêu thụ. Khi vào trong nước, mỹ phẩm đưa vào các shop biến thành “hàng hiệu” hoặc “hàng xách tay” kinh doanh trên mạng.

Đội Kiểm soát Hải quan số 1, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đã bắt giữ nhiều trường hợp vận chuyển mỹ phẩm giả, nhái các thương hiệu như Chanel, Dior từ biên giới Móng Cái về nội địa, thu gần 1.000 lọ các loại. Đặc biệt, các loại dầu dưỡng, nhuộm tóc nhập lậu hoặc giả các thương hiệu nổi tiếng cũng đặc biệt gia tăng vào dịp Tết do nhu cầu cao. Điển hình là bắt giữ Mai Thanh Long, ở phường Đại Yên, TP Hạ Long đang vận chuyển 7.928 sản phẩm mỹ phẩm các loại nhập lậu do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn chứng từ hợp lệ trong địa bàn hoạt động của Hải quan. 

Đáng chú ý là năm 2015, Công an TP Móng Cái đã phát hiện một xưởng sản xuất mỹ phẩm giả các thương hiệu nổi tiếng thế giới với quy mô lớn ngay tại thành phố vùng biên do một phụ nữ tên Trung Đạo Bình, quốc tịch Trung Quốc, sang Móng Cái thuê địa điểm để sản xuất. 

Mỹ phẩm giả hoành hành thị trường Tết

Công an TP Hạ Long tiêu hủy 5 tấn mỹ phẩm giả.

Đối tượng này đã mua nguyên liệu từ tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc; đặt in tem chống hàng giả của Viện Khoa học Hình sự, Bộ Công an Việt Nam ở Trung Quốc và giấy giới thiệu sản phẩm, nhãn mác giả. Sau đó nhập lậu toàn bộ nguyên liệu này vào Việt Nam và tàng trữ trong kho để sản xuất. Khi kiểm tra lực lượng Công an phát hiện 31.408 chai mỹ phẩm gắn nhãn mác một số thương hiệu nước ngoài và đang đóng gói thành phẩm mang thương hiệu Day Frost, công dụng là kem dưỡng da rồi dán tem chống hàng giả để bán ra thị trường Việt Nam.

Theo Đại tá Lê Duy Tấn, Trưởng Công an thành phố Hạ Long thì ngày 28/1 vừa qua, Công an thành phố phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy hơn 5.000 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ đã phát hiện, bắt giữ trong đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm Tết Nguyên đán. 

Điển hình là kiểm tra cửa hàng mỹ phẩm Hồng Hạnh, ở số 2 phố Lê Hoàn, TP Hạ Long phát hiện bày bán 33 loại mỹ phẩm (trên 4.000 sản phẩm) gồm thuốc nhuộm tóc, kem dưỡng da, dầu gội đầu… đều không rõ nguồn gốc xuất xứ. Toàn bộ số hàng trên được chủ cửa hàng mua trôi nổi trên thị trường. 

Từ đầu tháng 10/2015 đến nay, Công an thành phố đã phát hiện 54 vụ, thu giữ trên 5.000 sản phẩm mỹ phẩm các loại không rõ nguồn gốc.

Vào một cửa hàng mỹ phẩm trên phố Hàng Trống, Hà Nội chúng tôi bị hoa mắt bởi các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng với giá cao chóng mặt. Nếu so với hàng chính hãng, giá mỹ phẩm ở đây chỉ rẻ bằng một nửa, nhưng cũng rất cao so với nhiều cửa hàng khác. 

Nhân viên bán hàng còn cho biết: “Ở hãng còn ra đây lấy về bán. Hàng này để vào hãng là thành xịn ngay”. Biết là hàng nhái, nhưng người tiêu dùng vẫn mua vì “hợp với túi tiền”. Theo Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội thì năm 2015, đơn vị này đã phát hiện và tịch thu 183/749 sản phẩm mỹ phẩm nhái, không rõ nguồn gốc (trong đó có 85.051 sản phẩm giả) và 64kg nguyên liệu để sản xuất mỹ phẩm. 

Điển hình là thu giữ 37.839 sản phẩm mỹ phẩm nhập lậu tại cơ sở kinh doanh đồ dùng làm móng ở số 30 phố Bạch Mai. Hậu quả của việc sử dụng mỹ phẩm giả, nhái thì quá rõ, nhưng nó vẫn có đất sống có lẽ là vì giá thành hợp với đại bộ phận dân lao động. 

Theo đánh giá của Chi cục QLTT Hà Nội thì lợi dụng chính sách “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, các đối tượng kinh doanh đã đặt mua hàng kém chất lượng sản xuất từ nước ngoài và giả xuất xứ của Việt Nam để đưa về Việt Nam tiêu thụ, trong đó có mặt hàng mỹ phẩm. 

Trong đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả là dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, Chi cục QLTT Hà Nội đã kiểm tra và xử lý 653 vụ vi phạm, phạt hành chính trên 3,8 tỷ đồng. Điển hình là phối hợp cùng Công an TP Hà Nội kiểm tra điểm kinh doanh mỹ phẩm tại số 27/40 đường Võ Thị Sáu, quận Hai Bà Trưng, thu giữ 5 tấn mỹ phẩm nhập lậu, trị giá trên 3,5 tỷ đồng. Ngoài ra còn phát hiện các dụng cụ đóng gói, dập date và một số lượng lớn tem nhãn các loại không rõ nguồn gốc.

Sản xuất mỹ phẩm giả mang lại lợi nhuận kếch xù, chính vì vậy mà nhiều đối tượng không ngần ngại mua nguyên liệu về tự pha chế, đóng gói, in bao bì, nhãn mác giả, in tem chống hàng giả của Viện Khoa học Hình sự, Bộ Công an để che mắt người tiêu dùng. Việc buôn bán, kinh doanh mỹ phẩm giả, nhái, không rõ nguồn gốc vẫn còn nhiều trên thị trường, cần phải ráo riết kiểm tra, xử lý để người tiêu dùng tránh được hiểm họa.

Thiếu tá Đặng Huy Hà, Đội trưởng Đội Cảnh sát môi trường Công an TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Các đối tượng kinh doanh mỹ phẩm giả, nhái thường sử dụng thủ đoạn như để lẫn các hàng hóa không đảm bảo với hàng hóa có uy tín; hoặc kinh doanh ở một vị trí nhưng cất giấu hàng hóa vi phạm ở một vị trí khác, khi có giao dịch thì mới điều hàng hóa đến để bán cho người mua”.


Đồ trang trí Tết: Hàng Trung Quốc chiếm lĩnh

Không có nhiều sản phẩm mẫu mã mới, thị trường đồ trang trí Tết Bính Thân năm nay vẫn chủ yếu là các mặt hàng xuất xứ từ Trung Quốc, với mức giá nhỉnh hơn năm trước từ 2 đến 5%.

Trước Tết Nguyên đán khoảng 3 tuần, thị trường đồ trang trí đã vào cao điểm mua bán. Tương tự như năm ngoái, các mặt hàng được mối buôn sỉ phân phối nhiều nhất vẫn là cành đào giả, bao lì xì, dây treo Tết, đèn trang trí... Giá không biến động mạnh so với năm ngoái, chỉ tăng 2 đến 5%, không có nhiều mẫu mã mới, nhưng lượng tiêu thụ năm nay được dự báo sẽ tăng hơn năm ngoái nhờ kinh tế ổn định hơn.

Chị Ngọc Chi, một đầu mối bán buôn, bán lẻ hàng trang trí tại phố Hàng Mã, Hà Nội cho biết, cửa hàng đã nhập hàng Tết từ cuối năm 2015. Ngoài hàng Trung Quốc, năm nay, cửa hàng còn nhập nhiều hàng từ các tỉnh thành ở Việt Nam như Nam Định, Hà Nam, hay hàng tại các tỉnh miền Nam để tăng sự lựa chọn của khách, dù chênh lệch về giá và mẫu mã là khá đáng kể.

Đồ trang trí Tết: Hàng Trung Quốc chiếm lĩnh
Sản phẩm trang trí Tết có nguồn gốc từ Trung Quốc vẫn phổ biến tại Việt Nam dịp Tết Bính Thân. Ảnh: Lê Hiếu.

Theo đó, giá câu đối Tết loại 1 m khoảng 150.000-180.000 đồng. Loại nhỏ hơn dao động giá từ 20.000 đồng đến 100.000 đồng. Các loại đèn lồng thêu hoa mai, hoa đào, chữ hán có giá từ 60.000 đồng đến 150.000 đồng, trong khi đèn lồng chữ Việt đắt hơn 20%. Đèn lồng Hội An có giá đắt nhất, loại lớn cỡ 80 cm lên tới hơn 330.000 đồng một chiếc.

Dây treo, chùm pháo nhựa bán sỉ giá từ 23.000 đồng đến 50.000 đồng một bọc 5 chiếc. Riêng các loại có bọc nhung giá cao hơn khoảng 30%. Liễn Tết, đồ trang trí nhựa hình khỉ, tượng linh vật riêng cho Tết Bính Thân mạ vàng, mạ ngọc có giá chênh lệch khá lớn, từ 60.000 đồng đến 800.000 đồng. 

Chủ một shop bán hoa mai, đào nhựa tại chợ Kim Biên (TP HCM) cho biết, giá cánh hoa rời năm nay đều dưới 250.000 đồng một kg. Đào cành kiểu Việt Nam có giá chỉ 90.000 đồng, trong khi đào Nhật có giá gấp đôi.

"Phần lớn phụ kiện làm đào cành đều là hàng nhập khẩu, sau đó mang về gia công, một lượng nhỏ là nhập nguyên cành đào đã gắn sẵn. Đào Nhật nhiều hoa hơn, màu cũng đa dạng hơn, tinh tế hơn nên giá đắt hơn đào kiểu Việt", chủ shop này cho biết.

Trong khi đó, các loại hoa nhựa, hoa vải, hoa đất chủ yếu là hàng gia công trong nước. Năm nay, hoa lan vẫn là sản phẩm được các cửa hàng đặt mua nhiều nhất, với dự báo nhu cầu có thể tăng hơn năm ngoái khoảng 10%.

Tuy nhiên, thay vì chỉ bán ở cửa hàng, nhiều shop đã bán song song cả trên mạng, nhằm thu hút thêm khách.

"Lấy hàng nhiều hơn năm ngoái nên cũng cũng phải tìm kênh bán để đẩy hàng đi nhanh, vì nhiều món đồ trang trí hình khỉ chỉ có thể bán trong năm nay. Hơn nữa, khách hàng giờ thích mua sắm trên mạng nên tôi cũng mở thêm kênh bán lẻ hàng trên trang cá nhân, để tăng lượng bán trước Tết", chị Ngọc Chi chia sẻ.


Quất khỉ giá 7 triệu đồng nổi bật chợ Tết Sài Gòn

Khốn đốn vì vé máy bay giả

Hàng chục công nhân không thể về quê đón Tết vì mua phải vé máy bay giả. Một số khác chật vật, vay mượn tiền để có thể đi chuyến bay khác.

Chị Đặng Thị Đông (27 tuổi, ngụ quận 12, TP HCM) cho biết đầu tháng 10/2015, trong lúc làm việc tại xưởng may, có than thở chuyện Tết này không biết mua vé máy bay ở đâu để về quê. Nghe vậy, một người bạn làm chung đã cho chị số điện thoại của Hoàng Quốc Việt (26 tuổi, quê huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên, tạm trú quận 12) để liên hệ.

Giao dịch tại… quán cà phê

Ngày 3/10/2015, chị Đông liên hệ Việt và người này tự xưng là chủ của một đại lý bán vé máy bay có văn phòng giao dịch đàng hoàng. Khi chị Đông muốn đến tận nơi làm việc để đặt vé về quê thì Việt từ chối và gợi ý đến một quán cà phê để nói chuyện.

Khốn đốn vì vé máy bay giả

Chị Đặng Thị Đông mất 23,5 triệu đồng vì mua phải 5 vé máy bay giả

.

Sau khi trao đổi giờ đi, ngày 5/10/2015, chị Đông đưa cho Việt gần 23,5 triệu đồng tiền vé. Để tạo lòng tin cho khách hàng, Việt sao CMND của mình có công chứng và giao phiếu đặt chỗ cho chị Đông.

“Tôi đã mua 5 vé máy bay, trong đó có 2 vé mua giùm cho người bạn làm cùng công ty. Việt đưa tôi phiếu đặt chỗ và nói rằng trước giờ bay 2 ngày, anh ta sẽ nhắn thêm một mã Code mới, đó là vé chính xác” - chị Đông kể.

Những ngày tiếp theo, Việt liên tục lui tới nhà trọ chị Đông và trước cổng công ty của chị để giao dịch với những người khác. Ngày 31/12/2015, chồng chị Đông tiếp tục mua giùm cho người bạn vé máy bay về Thanh Hóa vào 28 Tết.

Đến gần ngày đi, chị Đông nhờ em gái lên trang chủ của hãng máy bay để kiểm tra thì phát hiện không tồn tại chuyến bay hoặc mã số là tên của người khác.

“Ngay lập tức, tôi gọi điện và Việt hứa sẽ xử lý sớm. Ít ngày sau, Việt lại giải thích do tài khoản ngân hàng đóng băng nên chờ thêm một thời gian. Sau cuộc trò chuyện này, Việt nhắn tin: “Em đang đi lo tiền” và khóa điện thoại. Lúc này, tôi mới nhận ra mình không thể về quê” - chị Đông buồn bã.

Theo chị Đông, dịp Tết này công ty của chị thưởng 1,5 triệu đồng, bao nhiêu tiền dư đều mua vé máy bay về quê đón Tết nhưng bị mất trắng. Ngoài ra, chị còn phải vay mượn tiền để đền cho người bạn. “Cái Tết năm nay quan trọng với tôi lắm bởi nó là đám giỗ đầu của mẹ chồng” - chị Đông than thở.

Giá rẻ, mua lúc nào cũng có

Chị Nguyễn Thị Hồng (29 tuổi, quê Thanh Hóa, ngụ quận 12) phải bỏ thêm 3,8 triệu đồng để mua một vé máy bay khác về quê. Trước đó, chị Hồng đưa Việt 7,5 triệu đồng để mua 3 vé máy bay về Thanh Hóa.

Chị Hồng cho biết: “Lúc gặp Việt, tôi có một số nghi ngờ vì sao các đại lý khác có giá gấp đôi nhưng đều báo hết vé, riêng Việt giá vừa rẻ mà muốn mua ngày nào, đi giờ nào cũng có. Tuy nhiên, do công việc ở xưởng may khá bận rộn nên tôi không để ý, đến khi những người làm cùng thông báo Việt là kẻ lừa đảo thì đã muộn.”

Trong khi đó, một nạn nhân khác tên Trần Thị Loan (29 tuổi) kiểm tra lại 3 tấm vé máy bay do Việt bán ra với giá 10,8 triệu đồng thì lại có lộ trình đi từ Buôn Ma Thuột - TP HCM chứ không phải Vinh - TP HCM như yêu cầu của chị. Đến khi gọi lại Việt thì không liên lạc được.

Tính đến nay, có hàng chục người bị Việt lừa bán vé máy bay giả, một nửa công nhân bị lừa không thể về quê đón Tết. Quá bức xúc, các nạn nhân đã trình báo công an.

Kẻ lừa đảo đã đi khỏi địa phương

Theo nguồn tin từ công an, Việt từng sống cùng mẹ trong một căn nhà trên địa bàn phường Tân Thới Hiệp, quận 12. Kế bên nhà Việt ở là 2 đại lý bán vé máy bay.

“Việt thường xuyên mua vé từ những đại lý này, có thời gian không chịu trả tiền nên chủ đại lý đã giữ chiếc xe máy. Vì vậy, Việt phải trả nợ dần, mỗi tháng vài trăm ngàn đồng. Sau này, Việt có làm bảo vệ cho một công ty nhưng hiện tại không ai biết anh ta ở đâu” - nguồn tin công an cho biết.

Theo Lê Phong/Người Lao Động

Lo doanh nghiệp cắt thưởng để tăng lương

Bên cạnh niềm vui vì hàng tháng có thêm một khoản thu nhập, nhiều lao động tỏ ra băn khoăn, liệu rằng doanh nghiệp có tăng lương đúng quy định, và liệu có cắt thưởng bỏ sang lương.

Lo doanh nghiệp cắt thưởng để tăng lương

Các cấp Công đoàn sẽ vào cuộc để đảm bảo quyền lợi cho người lao động 

Đối với những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, thực hiện tốt việc tăng lương cho người lao động đã là một điều không dễ dàng. Trong khi đó, lần điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2016 lại trùng với thời điểm thay đổi mức đóng - hưởng bảo hiểm xã hội khiến áp lực với doanh nghiệp càng lớn hơn. Do đó, nhiều chuyên gia lo ngại việc “phải” tăng lương cho người lao động sẽ khiến các doanh nghiệp cắt giảm phụ cấp, thưởng để giảm gánh nặng.

Doanh nghiệp phải tự cân đối

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân cho biết, người lao động hãy an tâm về vấn đề tăng lương tối thiểu vùng. Với cơ chế giám sát chặt chẽ, doanh nghiệp không thể không thực hiện.

Hơn nữa, trên thực tế, phần lớn các doanh nghiệp đang trả cho người lao động mức lương cao hơn mức tối thiểu vùng. Việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng và mức đóng bảo hiểm xã hội đều là những quy định có lợi cho người lao động. Mặc dù, mức đóng có thể tăng lên nhưng vấn đề an sinh xã hội của người lao động về lâu dài sẽ được đảm bảo hơn.

Đối với doanh nghiệp, ông Phạm Minh Huân cũng thừa nhận với những thay đổi về chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội sẽ làm gia tăng chi phí vận hành, sản xuất. Nhưng để giảm áp lực cho doanh nghiệp, việc điều chỉnh lương tối thiểu cũng được thực hiện từng bước, theo một lộ trình nhất định.

Rõ ràng, việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng là phù hợp với thực tế: bù đắp sự trượt giá của đồng tiền, phù hợp với tỷ lệ tăng năng suất lao động và bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động. 

Do đó, bản thân mỗi doanh nghiệp phải tự nỗ lực cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí đầu vào. Với những doanh nghiệp nhỏ, việc điều chỉnh tăng lương có thể tạo áp lực bởi phải bù đắp phần chi phí trả lương mới.

Vì thế, bên cạnh trách nhiệm của doanh nghiệp, người lao động cũng cần chia sẻ khó khăn với người sử dụng lao động như tích cực sản xuất, bởi làm lợi cho doanh nghiệp cũng là bảo đảm đời sống cho chính mình.

Không để xảy ra tình trạng “né” luật

Trưởng ban Chính sách kinh tế xã hội (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), ông Đặng Quang Điều cho biết, theo kinh nghiệm từ lần tăng lương tối thiểu trước, hầu hết các doanh nghiệp đều chấp hành tốt quy định của pháp luật. Chỉ có một số ít các doanh nghiệp chậm thực hiện, chủ yếu rơi vào các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc có nguy cơ phá sản. 

Hiện Tổng Liên đoàn đã có văn bản chỉ đạo các cấp Công đoàn cơ sở tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện điều chỉnh lương tối thiểu của các doanh nghiệp. Các cấp Công đoàn có trách nhiệm báo cáo lại với Công đoàn cấp trên nếu phát hiện doanh nghiệp xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc. 

Đối với những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, đã từng xảy ra tranh chấp cử cán bộ bám sát, hướng dẫn Công đoàn cơ sở trong quá trình thực hiện điều chỉnh lương tối thiểu vùng, tránh tình trạng ngừng việc tập thể.

Bên cạnh đó, Công đoàn cơ sở phải rà soát, xem xét lại các khoản phụ cấp, trợ cấp mà doanh nghiệp đã thỏa thuận với người lao động trong hợp đồng, thỏa ước lao động tập thể. Không để xảy ra tình trạng doanh nghiệp “né” quy định của luật thực hiện tăng lương bằng cách bớt thưởng.

Ông Phạm Minh Huân cho hay, tháng đầu tiên thực hiện việc tăng lương tối thiểu trùng với thời điểm Tết Nguyên đán, nhiều doanh nghiệp phải cân đối lo thưởng Tết cho người lao động nên việc thực hiện tăng lương tối thiểu, điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội có thể gián đoạn.

Sau thời gian nghỉ Tết, ngành lao động, thương binh và xã hội cùng với tổ chức Công đoàn sẽ tiến hành rà soát, đánh giá tình hình thực hiện mức lương tối thiểu vùng, đảm bảo thực hiện ổn định trong quý I- 2016.

Theo An Nhiên/An Ninh Thủ Đô

'Thuế phí chiếm 40,8% lợi nhuận, DN nhỏ đi, chết là phải'

“Doanh nghiệp phải đóng 40,8% lợi nhuận cho nhà nước thông qua thuế phí. Như vậy, doanh nghiệp tư nhân làm sao chịu được. Doanh nghiệp nhỏ đi là phải, chết đi là phải”.

Trước tình trạng số lượng doanh nghiệp chết, tạm dừng hoạt động ngày càng tăng, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng hiện nay doanh nghiệp tư nhân đang chịu sự chèn ép của các khu vực kinh tế khác như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Bên cạnh đó, doanh nghiệp đang phải đóng góp 40,8% lợi nhuận cho nhà nước thông qua thuế phí, tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp. Đó là quan điểm của bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế tại một hội thảo về kinh tế tư nhân tuần qua.

Theo bà Lan, con số này đã được Bộ Tài chính xác nhận. Điều đó cũng đồng nghĩ doanh nghiệp không thể cạnh tranh nổi khi không có nguồn lực để đầu tư, phát triển, đào tạo nguồn nhân lực.

'Thuế phí chiếm 40,8% lợi nhuận, DN nhỏ đi, chết là phải'

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

“Như vậy thì doanh nghiệp tư nhân làm sao chịu được. Doanh nghiệp nhỏ đi là phải, chết đi là phải”, chuyên gia Phạm Chi Lan nhấn mạnh.

Mặc dù doanh nghiệp mới năm nay có tăng thêm nhưng chuyên gia Phạm Chi Lan cho biết, quy mô của doanh nghiệp ngày càng nhỏ. Tính từ 2002- 2012, quy mô lao động của doanh nghiệp chỉ bằng một nửa, quy mô về vốn trên danh nghĩa tăng lên nhưng nếu tính yếu tố trượt giá, lạm phát thì cũng chỉ bằng một nửa so với trước đây. Doanh nghiệp Việt Nam vẫn dừng lại ở quy mô nhỏ và siêu nhỏ trong suốt một thời gian dài.

“Sức khỏe của doanh nghiệp là sức khỏe của nền kinh tế nhưng doanh nghiệp chết ngày càng tăng, ọp ẹp đi, khó khăn hơn mà nền kinh tế vẫn tăng trưởng thì tôi cũng không hiểu được”, bà Lan đặt câu hỏi.

Bà Lan cho biết trong năm 2015 có 94.000 doanh nghiệp đăng ký mới nhưng cũng có đến 83.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động.

“Số doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng lên là điều đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp đang hoạt động không chịu nổi sức ép cạnh tranh trên thị trường. Số mới không biết có tồn tại được hay không hay là năm nay đăng ký, năm sau cũng rút”, bà Lan nói.

Theo chuyên gia Phạm Chi Lan, số thu ngân sách vẫn chủ yếu là thu trên doanh nghiệp đang hoạt động. Bởi một doanh nghiệp từ khi ra đời đến khi vận hành mất rất nhiều thời gian. Do đó gánh nặng  về đóng góp để ngân sách vẫn chủ yếu đè vào doanh nghiệp đang hoạt động.

“Trong khi giá xăng dầu thế giới giảm mạnh nhưng Nhà nước vẫn giữ quyền kiểm soát và giữ giá ở mức cao. Rồi cách tính bảo hiểm xã hội mới cũng đang đè lên doanh nghiệp. Thử  hỏi nếu hội nhập, sức ép cạnh tranh nữa thì số phận của doanh nghiệp, của người lao động sẽ ra sao đây”, bà Lan lo lắng.

'Thuế phí chiếm 40,8% lợi nhuận, DN nhỏ đi, chết là phải'

Trong tháng 1/2016 đã có hơn 12.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động.

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý Kinh tế Trung ương cũng cho rằng doanh nghiệp tư nhân năng động, bươn chải nhưng hiện nay Việt Nam vẫn chưa đảm bảo cạnh tranh kinh doanh công bằng. Điều đó dẫn tới thị trường méo mó, sai lệch trong phân bổ nguồn lực, sử dụng nguồn lực không hiệu quả.

Ông Trương Đình Tuyển, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại cũng cho rằng mặc dù kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 6,8% nhưng mức tăng này không đến từ nội lực của nền kinh tế. Ông Tuyển cho biết, hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài chiếm trên 50% giá trị công nghiệp và gần 70% xuất khẩu. Động lực tạo ra giá trị chủ yếu ở khi vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo ông Tuyển, có nhiều yếu tố chèn lấn khu vực kinh tế tư nhân. Trong khi doanh nghiệp FDI ngày càng lớn mạnh, doanh nghiệp tư nhân trong nước lại càng co cụm; tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước vẫn còn cao, phương thức quản lý không thay đổi nên không tạo được động lực tăng trưởng và chèn lấn doanh nghiệp tư nhân.

Mặt khác, việc phát hành trái phiếu chính phủ cũng làm nguồn cung tín dụng, khả năng giảm lãi suất thấp đi, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân trong nước.

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, muốn thúc đẩy kinh tế tư nhân cần phải làm rất nhiều việc. Ngoài việc ổn định kinh tế vĩ mô, cần phải thay đổi môi trường kinh doanh. Cụ thể là tạo thuận lợi, giảm chi phí, rủi ro cho hoạt động kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng. Điều quan trọng là phải thay đổi doanh nghiệp nhà nước nếu không doanh nghiệp nhà nước sẽ chèn ép, lấy đi nhiều dư địa và cơ hội kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân mà đáng ra doanh nghiệp nhân làm tốt hơn, hiệu quả hơn.

TS. Cung cho rằng cải cách doanh nghiệp nhà nước là phải cổ phần hóa một cách thực chất. Nhà nước không cần nắm giữ vốn hoặc nắm giữ một phần rất nhỏ để yếu tố tư nhân xâm nhập và thay đổi quản trị, chất của doanh nghiệp.


Theo Diệu Thùy/Infonet

Hết hạn giải ngân gói 30.000 tỷ, người mua nhà ngồi trên lửa

Gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng còn 10% số vốn chưa giải ngân và đến tháng 6 này mới hết hạn giải ngân nhưng thời điểm này, nhiều ngân hàng thương mại tạm ngừng cho vay.

Trong khi đó, vốn giá rẻ từ ngân hàng chính sách đã được quy định trong nghị định mới về nhà ở xã hội (NƠXH) vẫn chưa được triển khai, khiến hàng trăm người mua nhà như ngồi trên lửa.

Hết hạn giải ngân gói 30.000 tỷ, người mua nhà ngồi trên lửa

Người dân mong chờ gói tín dụng mới thay thế gói 30.000 tỷ đồng

Vay “tín dụng đen” mua NƠXH

Do chưa có hướng dẫn việc công chứng tài sản đảm bảo mua nhà hình thành trong tương lai nên nhiều ngân hàng thương mại tạm thời ngừng giải ngân cho vay gói tín dụng 30.000 tỷ đồng. Việc ngừng giải ngân gói này đúng vào thời điểm cuối năm khi nhiều gia đình đang trong giai đoạn đóng tiền nhà đợt 2, đợt 3 khiến nhiều hộ gia đình phải chấp nhận vay “nóng” để đủ tiền đóng tiền nhà.

Chị N.H (Hà Đông, Hà Nội) sau nhiều ngày cầm hồ sơ chạy đôn đáo nhiều ngân hàng thương mại cổ phần để hỏi vay gói 30.000 tỷ đồng và bị từ chối, đành phải vay “nóng” 100 triệu đồng để đóng đợt 3 tại dự án NƠXH Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội).

Chị H chia sẻ: “Phải vượt qua hơn 200 hồ sơ khác, gia đình tôi mới bốc thăm được quyền mua nhà tại đây. Hai vợ chồng vay mượn hai bên gia đình mới đủ đóng tiền đợt 1 và 2 và dự kiến đợt 3 vay ngân hàng gói ưu đãi thì bỗng dưng bị dừng. Thậm chí, chúng tôi mang hồ sơ đi vay gói thương mại thường cũng không được chấp nhận, vì vướng tài sản thế chấp. Bất đắc dĩ hai vợ chồng phải vay tín dụng đen, vì sợ quá hạn bị thu nhà”.

Hiện, mỗi ngày, chị H phải trả 100.000 đồng tiền lãi cho khoản vay của mình. Số tiền lãi tín dụng đen cao gấp 8 lần so với mức lãi ưu đãi từ gói 30.000 tỷ đồng.

“Tôi mong cơ quan nhà nước ra chính sách vốn ưu đãi dành cho NƠXH nên có thông tư hướng dẫn để ngân hàng thương mại tiếp tục cho người dân vay. Ra Tết, tôi phải đóng đợt 4, nếu vốn ưu đãi vẫn chưa thông e rằng gia đình tôi vẫn phải xoay xở vay lãi nóng, vì không vay được ở đâu”, chị H. nói.

Liên quan đến việc một số ngân hàng tạm dừng cho vay mua nhà thế chấp bằng quyền tài sản hình thành trong tương lai, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) TPHCM cho biết, NHNN TPHCM đã có văn bản gửi NHNN hỏi về những vướng mắc xung quanh quy định hiện nay và thực hiện thế nào cho đúng.

Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ diễn ra ngày 29/1, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, sẽ yêu cầu đơn vị chức năng xem xét cụ thể việc ngừng giải ngân gói 30.000 tỷ đồng. “Tuy nhiên, thời gian cuối năm, trong điều hành chính sách tín dụng của NHNN, tổ chức tín dụng nào đã sát chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng thì có thể tạm dừng một thời gian”, Phó thống đốc nói.

Theo ông Minh, nhiều ngân hàng thương mại đang gặp một số vướng mắc về cho vay. Theo quy định của pháp luật về nhà ở và các văn bản hướng dẫn hiện hành, việc nhận thế chấp quyền tài sản liên quan đến dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai phải thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014, Nghị định 99, các trường hợp nhận thế chấp không đúng với quy định trên thì không có giá trị pháp lý và không được pháp luật công nhận. 

Quy định là vậy nhưng hiện nay do chưa có hướng dẫn cụ thể nên phần lớn các văn phòng đăng ký đất đai địa phương từ chối xác nhận đăng ký giao dịch bảo đảm đối với việc nhận thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai.

Do vậy, nhiều ngân hàng thương mại tạm thời ngừng nhận thế chấp đối với một số loại tài sản như: nhà ở của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức được xây dựng trên khuôn viên đất thuộc quyền sở dụng hợp pháp của mình, đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, quyền tài sản liên quan đến dự án xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai… nhằm đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật trong thời gian chờ ý kiến hướng dẫn cụ thể từ NHNN và các cơ quan chức năng, tránh rủi ro pháp lý liên quan.

Bao giờ triển khai chính sách vốn mới?

Trao đổi với PV Tiền Phong, một lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết, chính sách NƠXH cho người thu nhập thấp là ổn định lâu dài. Vì vậy, cần có nguồn vốn dài hạn và không chỉ phụ thuộc vào gói tín dụng 30.000 tỷ đồng. Vốn cho NƠXH được quy định trong Nghị định 100 về phát triển và quản lý NOXH và có hiệu lực từ 10/12/2015, được phân cho Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH).

Cuối tháng 1 vừa qua, NHCSXH có tờ trình gửi Thành viên Hội đồng quản trị NHCSXH về việc quyết định lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm và lãi suất cho vay. Theo đó, NHCSXH đề xuất lãi suất mua, thuê mua NƠXH với mức: 0,4%/tháng (4,8%/năm).

Tại tờ trình do ông Nguyễn Văn Lý, Phó tổng giám đốc NHCSXH nêu rõ: Đây là mức lãi suất phù hợp với bối cảnh ngân sách Nhà nước, khả năng huy động vốn của NHCSXH, đảm bảo ưu đãi thấp hơn lãi suất của các ngân hàng thương mại cho vay theo Nghị quyết 02 (gói 30.000 tỷ đồng- PV), cao hơn lãi vay hộ nghèo về nhà ở hiện nay (3%/năm).

NHCSXH đang chờ tờ trình của NHNN gửi Thủ tướng về mức lãi suất cho vay với NƠXH. Trong khi đó, theo lộ trình đến tháng 6-thời điểm kết thúc gói 30.000 tỷ đồng sẽ triển khai tín dụng từ NHCSXH. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, có hàng trăm hộ gia đình đang phải vay “nóng” và nhiều dự án không bán được hàng, vì người dân không vay được gói 30.000 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam vừa gửi văn bản lên NHNN đề nghị hướng dẫn, xem xét việc thế chấp đối với một số tài sản đảm bảo là bất động sản hình thành trong tương lai.


Theo Duy Bách/Tiền Phong

Chậu thanh long phát lộc bán giá 80.000 đồng mỗi quả

Tùy thuộc vào số lượng quả trên cây mà chậu thanh long cảnh phát lộc có giá khác nhau. Người bán đếm quả tính tiền, mỗi quả trên cây có giá 80.000 đồng.

Theo anh Tuấn, chủ cửa hàng cây cảnh trên đường Trần Thái Tông (Cầu Giấy, Hà Nội), chậu thanh long phát lộc xuất hiện ở Hà Nội từ năm 2014. Tuy nhiên, năm nay, sản phẩm này có cách bán ra tương đối mới.

Các năm trước, chủ hàng thường phát giá nguyên chậu. Nhưng sang năm nay, cách bán được áp dụng là đếm số quả trên cây để tính tiền. Dù to hay nhỏ, mỗi quả được tính giá 80.000 đồng. Tùy thuộc vào số lượng quả trên cây mà giá bán mỗi chậu khác nhau. 

Điều đặc biệt là tổng số lượng quả trên cây đều theo những con số may mắn, mang ý nghĩa phát tài, phát lộc như 86, 79, 39, 29, 18.... Hiện tại, chậu thanh long lớn nhất tại vườn là 86 quả, giá gần 7 triệu đồng. Giá thấp nhất là chậu 9 quả, được chào 720.000 đồng. 

Theo khảo sát của Zing.vn, trên phố Lạc Long Quân, Mỹ Đình (Hà Nội), những chậu thanh long to khoảng 50-60 quả giá từ 5 triệu đến 6 triệu đồng. Chậu có hơn 30 quả giá dao động 3-4 triệu đồng. 

Chậu thanh long phát lộc bán giá 80.000 đồng mỗi quả
Tùy theo số lượng quả trên cây mà chậu thanh long hình phát lộc có giá khác nhau. Ảnh: Ngọc Lan.  

Anh Tuấn cho biết, thanh long phát lộc là loại ruột trắng, được mang từ Long An và Kiên Giang về. Do giáp Tết phí vận chuyển tăng nên giá bán sản phẩm cao hơn so với nhiều loại cây, hoa cảnh khác.

Đây cũng là lý do chủ vườn định giá sản phẩm theo số lượng quả trên chậu. Việc này tạo hứng thú cho khách hàng. "Ngoài ra, nếu so mặt bằng chung thì sản phẩm tại vườn vẫn có giá cạnh tranh", anh Tuấn cho hay. 

Anh Hòa Phát, nhân viên cửa hàng cho biết vừa nhập hơn 100 chậu về Hà Nội, hiện đã bán được 1/3. Do thời tiết Hà Nội những ngày này mưa lạnh nên người dân đi sắm Tết chưa nhiều, chỉ tranh thủ đi lúc tạnh, hửng nắng. Dự tính, sắp tới, cửa hàng sẽ nhập thêm 50 chậu về bán từ nay cho đến Tết. 

Thay vì mua quất cảnh như mọi năm, năm nay anh Phan Văn Hoàng (Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội) chi số tiền gấp đôi mua một chậu thanh long 50 quả với giá 4 triệu đồng. Anh cho biết, thanh long được kết hình phát lộc khá lạ mắt.

Chậu thanh long phát lộc bán giá 80.000 đồng mỗi quả
Chậu thanh long cảnh hình phát lộc được bán ở Hà Nội để người dân chưng Tết. Ảnh: Ngọc Lan. 

Theo chủ hàng, với loại thanh long này, chủ nhà có thể chơi hơn một tháng, quả lại ăn được nên nhiều khách hàng rất thích. Ngoài ra, người chơi có thể trồng trong vườn cho năm sau bởi một chậu có 3 gốc sống. Anh Hoàng cho rằng, 4 triệu đồng một chậu thanh long vừa chơi cảnh, vừa có quả ăn là không quá đắt. 

Song, chị Nguyễn Thị Vân (Cầu Giấy, Hà Nội) đang mua sắm tại đây lại chọn mua một chậu mai với giá 3 triệu đồng thay vì mua thanh long. Khách hàng này cho biết, quất, đào và mai là những loại cây chơi Tết truyền thống ở miền Bắc. Trong khi thanh long cảnh lạ, giá tương đối cao, nếu chơi vẫn phải không thể thiếu một trong 3 loại cây trên. 

Một người bán cây cảnh cho biết loại cây cảnh kết hợp ăn quả hiện là sản phẩm được ưa chuộng. Do năm nay thanh long được mùa nên giá không tăng so với mọi năm.

Tại thị trường Hà Nội, ngoài thanh long, bưởi Diễn cũng là sản phẩm được khách mua nhiều. Song, mỗi chậu bưởi có giá thấp nhất là 3 triệu đồng, cao là hơn 40 triệu nên phân khúc khách hàng thường là người nội thành Hà Nội. 

Chậu lan Tết 'giấc mộng vua Trần' bán giá 100 triệu đồng?

Người bán chậu địa lan Kiếm Trần Mộng (giấc mộng vua Trần) cho biết, vị khách bỏ ra hơn 100 triệu đồng để sở hữu là một đại gia bất động sản ở Vĩnh Phúc.

Bạc Liêu: Đặc sản khô trâu sốt giá vì thiếu trâu

Khô trâu Bạc Liêu có giá trên 700.000 đồng/kg cao hơn năm trước đến 200.000 đồng/kg. Nguyên nhân sốt giá là... thiếu trâu.

Khô trâu Bạc Liêu nổi tiếng thơm ngon và là món quà khá xa xỉ trong dịp tết tại vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Năm nay, các cơ sở chế biến khô trâu tại Bạc Liêu hoạt động ít rầm rộ do trâu ngày càng hiếm.

Bạc Liêu: Đặc sản khô trâu sốt giá vì thiếu trâu
Để có được khô trâu ngon, nguyên liệu chính là thịt trâu tươi.

Chủ cơ sở Hai Ngẫu, huyện Hồng Dân, Bạc Liêu 3 cho biết: “Trâu tại ĐBSCL ngày càng hiếm do quá trình cơ giới hóa nông nghiệp. Trâu nước ngoài (ý nói Campuchia) làm khô không được ngon, nên tôi thu hẹp sản xuất”.

Một cơ sở chế biến khô trâu tại huyện Hòa Bình cho biết, năm nay giá khô trâu tăng rất cao. Hiện tại có mức giá 750.000 đồng/kg nhưng phải đặt trước. Dù vậy cơ sở vẫn không lãi nhiều do nguyên liệu đầu vào khan hiếm.

Bạc Liêu là địa phương làm khô trâu nổi tiếng ĐBSCL. Sản phẩm này được tiêu thụ rộng khắp cả nước nhờ vào cách chế biến mang tính “gia truyền”. Tuy nhiên, năm nay mặt hàng này khan hiếm vì trâu tại ĐBSCL ngày càng ít đi.

Đặc sản Tết Campuchia đắt hàng từ cái bánh bò tới con cá khô

Có giá cao gấp 2-3 lần sản phẩm Việt cùng loại nhưng những món ăn có xuất xứ Campuchia vẫn được nhiều người TP HCM săn đón.


Theo Nhật Hồ/Lao Động

Kiến nghị giảm dần hệ số lương tăng thêm của nhiều ngành

Theo Bộ Nội vụ, hiện nay một số ngành như Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan, kho bạc Nhà nước, ngân hàng… được áp dụng hệ số tiền lương tăng thêm quá cao.

Bộ Nội vụ đang chuẩn bị tờ trình về việc ban hành Nghị định của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Theo đó, sẽ điều chỉnh mức lương cơ sở từ ngày 1/5/2016 từ 1.150.000 đồng/tháng lên 1.210.000 đồng/tháng.

Theo Bộ Nội vụ, hiện nay một số ngành như Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan, kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, Cục đăng kiểm… được áp dụng hệ số tiền lương tăng thêm từ 0,8 đến 1,8 lần mức lương cơ sở.

Điều này đã tạo sự chênh lệch về tiền lương và thu nhập giữa các ngành, nghề nên có nhiều ý kiến đề nghĩ bãi bỏ quy định tiền lương tăng thêm này.

Bộ Nội vụ trình Chính phủ hai phương án giải quyết. Một là, khi điều chỉnh mức lương cơ sở thì điều chỉnh giảm dần hệ số tiền lương tăng thêm của các cơ quan, đơn vị đang được hưởng tương ứng với tỷ lệ tăng của mức lương cơ sở.

Hai là, giữ nguyên hệ số tiền lương tăng thêm của các cơ quan, đơn vị như hiện hành khi điều chỉnh mức lương cơ sở cho đến khi thực hiện Đề án tổng thể về cải cách tiền lương. Dự thảo Nghị định do Bộ Nội vụ trình theo phương án một.

Đề xuất tăng lương cán bộ từ 1/5/2016

Bộ Nội vụ đề xuất, từ ngày 1/5/2016, mức lương cơ sở điều chỉnh từ 1.150.000 đồng/tháng lên 1.210.000 đồng một tháng.

Theo V.V.Thành/Tuổi Trẻ

Mai, khế, lộc vừng giá hàng tỷ đổ về phố nhà giàu Sài Gòn

Giá cá chép còn 80.000-100.000 đồng/kg cận Tết ông Táo

Chợ hoa phố cổ Hà thành tấp nập dịp cận Tết

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Đặc sản Tết Campuchia đắt hàng từ cái bánh bò tới con cá khô

Có giá cao gấp 2-3 lần sản phẩm Việt cùng loại nhưng những món ăn có xuất xứ Campuchia vẫn được nhiều người TP HCM săn đón.

Giáp Tết là thời điểm các cửa hàng bán đặc sản Campuchia ở TP HCM chạy đua nhập hàng. Các món ăn dân dã, quen thuộc và… thừa ở Việt Nam như cá khô, trứng vịt, gạo, lạp xưởng, đường thốt nốt… lại là loại được đông đảo khách đặt mua. Mức giá của hàng từ Campuchia không hề rẻ so với hàng trong nước, song hiếm khi thấy khách kỳ kèo trả giá như khi đi chợ mua hàng Việt.

Tại một cửa hàng chuyên đặc sản Campuchia ở quận 8, lạp xưởng, cá khô, bia, gạo… là những mặt hàng được khách đặt mua nhiều nhất.

Theo lời chủ hàng, lạp xưởng là sản phẩm bán rộng rãi tại các cửa hàng, shop online, khu chợ Campuchia ở TP HCM, được khá nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Loại có nguồn gốc đất nước chùa tháp gồm bò và heo, được làm thủ công thành từng viên tròn nhỏ, có vị chua đặc trưng, với giá dao động 270.000-290.000 đồng/kg.   

Đặc sản Tết Campuchia đắt hàng từ cái bánh bò tới con cá khô
Các loại cá khô Campuchia là thực phẩm được nhiều người Việt tìm mua và giá loại này cũng luôn cao hơn hàng trong nước. Ảnh: Minh Thanh.

“2 năm gần đây, nhiều khách hàng chuyển sang ăn lạp xưởng Campuchia và đều yêu thích vì sản phẩm có vị lạ. Đây chính là mặt hàng tôi bán chạy nhất kể cả ngày thường lẫn dịp Tết”, chủ cửa hàng nói.

Chủ hàng này còn cho biết, một số khách chọn hầu hết thực phẩm Campuchia cho bữa cơm gia đình với gạo, cá khô, trứng vịt, các loại gia vị. Giá 1 kg cá tra khô tại đây là 290.000 đồng, lóc khô 350.000 đồng, cá kết (trèn) đến 590.000 đồng, trứng vịt muối 80.000 đồng một chục… Riêng các loại gạo Campuchia ở cửa hàng này giá thấp nhất 29.000 đồng và cao nhất đến 59.000 đồng/kg vẫn được khách chuyển tiền trước đặt mua.

Tại TP HCM, khá nhiều cửa hàng, quầy sạp ở các chợ bày bán gạo Campuchia. Đại diện một cửa hàng gạo ở chợ Bình Tây cho biết, hầu hết người mua là khách lẻ, mua về ăn hàng ngày nhưng mỗi tháng chị cũng bán ra trên dưới 1 tấn.

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao TP HCM, chia sẻ, gạo Việt Nam đi trước Campuchia hàng chục năm, nhưng nhiều người dân TP HCM lại mua gạo Campuchia về nấu cơm hàng ngày. Campuchia đã thắng Việt Nam về xây dựng thương hiệu gạo.

Hiện gạo Campuchia xuất sang 53 nước, Việt Nam mới chỉ loanh quanh 10 nước. Việt Nam cũng mới chỉ xuất gạo trắng với giá trung bình 650-770 USD/tấn trong khi Campuchia đang xuất gạo thơm, với giá 890 USD/tấn. Và không chỉ thắng Việt Nam ở thị trường xuất khẩu, Campuchia còn đang tấn công vào thị trường nội địa của chính gạo Việt Nam.

Đặc sản Tết Campuchia đắt hàng từ cái bánh bò tới con cá khô
Nhiều cửa hàng bán gạo Campuchia liên tục mọc lên ở TP HCM.

Ngoài thực phẩm, các loại trái cây, bánh ngọt có xuất xứ Campuchia cũng là mặt hàng được người dân TP HCM ưa chuộng. Giá 1 kg táo hồng là 110.000 đồng bán tại các cửa hàng đặc sản online được khá nhiều khách đặt hàng. Trong khi đó, loại trái cây này ở Việt Nam chỉ bán dưới 30.000 đồng/kg.

Tại hầu hết các chợ, cửa hàng, thậm chí xe hàng rong ở TP HCM, xoài keo Campuchia đều được bày bán với giá 20.000-30.000 đồng/kg. Theo các đầu mối, xoài keo Campuchia hiện có quanh năm chứ không còn tập trung vào 1 vụ tầm gần Tết như trước đây. So với xoài Việt Nam cùng loại, xoài Campuchia có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp hơn nên được lòng khách Việt.

Bánh bò đường thốt nốt cũng là món ăn luôn được các cửa hàng đặc sản báo “cháy hàng”. Giá bán món ăn này khoảng 80.000-90.000 đồng/10 cái, nhưng khách mua luôn phải đặt trước.

Chợ Lê Hồng Phong ở quận 10 vốn được mệnh danh là chợ Campuchia vì nơi đây bán đầy đủ từ thực phẩm đến các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Mỗi ngày, hàng tấn thực phẩm khô được các đầu mối ở đây nhập về để bán lẻ và phân phối cho các đại lý TP HCM.  

Không chỉ có các loại đường, gạo, cá khô, mắm…, bà nội trợ tìm đến chợ này còn mua cả mì tôm, bia, khăn mặc… Quần áo xuất xứ Campuchia cũng là mặt hàng rất được lòng người dân TP HCM, nhất là quần áo trẻ em.

Còn tại chợ Bình Tây, sản phẩm Campuchia hầu hết đều cao hơn 25-40% so giá hàng Việt cùng phân khúc nhưng lại là mặt hàng được người tìm mua. Như đường thốt nốt Campuchia có giá 80.000 đồng/kg, trong khi loại đường này được làm tại An Giang chỉ có 50.000 đồng/kg.

Các tiểu thương ở chợ này cho biết, cuối năm, các loại đặc sản Campuchia đội giá gần gấp đôi song vẫn có nhiều khách mua. Các đầu mối thường phải liên hệ trước 15-20 ngày với đầu mối ở cửa khẩu để được cung cấp hàng. Nhiều người còn sang tận nước bạn để nhập được nhiều hàng với giá thấp.

TP HCM là điểm đến hấp dẫn của sản phẩm ngoại

Ông Palit Bhirombhakdi, Giám đốc điều hành Singha Asia, tập đoàn Thái Lan vừa chi 1,1 tỷ USD để thâu tóm cổ phần hai công ty con của Masan Group, cho rằng, qua nghiên cứu thị trường, ông nhận thấy TP HCM là điểm đến hấp dẫn nhất để đưa các sản phẩm mới ra thị trường.

Không chỉ có dân số trẻ, nhu cầu mua sắm tăng cao mà người dân TP HCM rất thích trải nghiệm cái mới và dễ thích nghi với cái mới. Điều này lý giải vì sao rất nhiều thương hiệu, sản phẩm mới ít khi quảng bá, chỉ đi bằng con đường truyền miệng vẫn đến được với đông đảo người tiêu dùng. Hàng Campuchia tiêu thụ tốt ở TP HCM là một điển hình.

Thịt tươi tăng giá trước ngày Tết ông Táo

Trước ngày ông Công ông Táo, thời tiết ấm dần, trời ráo khiến giá rau xanh hạ nhiệt, trong khi nhóm thực phẩm tươi sống tăng.

Lễ ông Công, ông Táo rơi vào thứ hai tuy nhiên nhiều gia đình chọn cúng vào chủ nhật. Trời tạnh ráo, nhu cầu mua sắm của người dân cao hơn các ngày trong tuần qua.

Theo khảo sát của Zing.vn, tại chợ đầu mối Dịch Vọng, Diễn, Mễ Trì Hạ, Thái Hà..., người mua sắm tương đối tấp nập. Giá rau xanh có phần hạ nhiệt nhưng thực phẩm tăng. 

Theo chị Bùi Thị Hà, người bán hàng ở chợ đầu mối Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội), thời tiết ấm hơn, giá rau xanh giảm đáng kể so với những ngày mưa, rét đậm 2 tuần qua.

Theo đó, cà chua giảm từ 30.000 đồng xuống còn 28.000 đồng/kg. Cải ngọt, xà lách giảm 2 giá, xuống lần lượt còn 18.000, 15.000 đồng/kg. Đặc biệt bắp cải tuần qua giá cao nhất lên tới 17.000-20.000 đồng/kg nay xuống còn 10.000 đồng/kg. Các loại rau thơm cũng giảm hơn 1 nửa xuống còn 1.000 đồng. 

Thịt tươi tăng giá trước ngày Tết ông Táo
Thời tiết ấm hơn, rau xanh có xu hướng giảm nhiệt thì thực phẩm lại tăng giá từng ngày. Ảnh: Ngọc Lan.

Theo chị Hà, 2 tuần trước, mưa rét đậm khiến rau khan hàng, chất lượng cũng không được đảm bảo do dễ dập nước mưa. Người mua nhiều, người bán ít. Song, 2 ngày gần đây, trời ráo, số lượng rau sẵn hơn, giá cũng theo chiều hướng giảm. Đặc biệt những sản phẩm dự trữ dịp Tết như cà rốt, su hào, khoai tây, hành tây cũng giảm gần một nửa giá.

Trong khi giá rau xanh hạ nhiệt theo thời tiết thì giá thực phẩm lại có biểu hiện tăng nhanh trong tuần giáp Tết. Chị Nguyễn Thanh Tâm, chủ hàng thịt tại đây cho biết, giá thịt đang tăng lên từng ngày.

Hiện tại, thịt lợn thăn tăng 100.000 đồng/kg lên 120.000 đồng/kg, vai từ 80.000 đồng lên 100.000 đồng/kg. Ngoài ra, xương sụn, sườn dao động từ 70.000-90.000 đồng lên 110.000 đồng/kg. Thịt bò cũng có xu hướng tăng nhẹ lên 2-3 giá so với ngày thường. 

Trong ngày này, nhu cầu mua gà thắp hương, cúng bái tăng cao khiến giá thực phẩm này tăng mạnh. Theo đó, gà ta, nguyên con tăng 30.000 đồng lên 170.000 đồng/kg. Riêng gà ta làm sẵn lên tới 210.000 đồng/kg. Riêng cá vẫn giữ mức ổn định, như cá rô dao động 60.000- 65.000 đồng/kg, cá chép khoảng 70.000-75.000/kg.

Thịt tươi tăng giá trước ngày Tết ông Táo
Trong khi giá rau xanh, thực phẩm tại các chợ lớn, nhỏ lẻ biến động từng ngày thì các mặt hàng ở siêu thị khá bình ổn. Ảnh: Anh Tuấn. 

Người bán hàng này cho biết, các mặt hàng cá và thịt có xu hướng tăng mạnh hơn trong tuần giáp Tết. Song theo chị, thị trường năm nay tương đối chậm, sức mua kém. 

"Dịp ông Công ông Táo mọi năm, chỉ đến 9h30 là nhiều sạp rau, thịt, dừa tươi đã cháy hàng. Thế nhưng năm nay, đến 10h30, người mua vẫn còn song chỉ lẻ tẻ, hàng tồn còn đến 1/3", chị cho hay. 

Trong khi giá cả ngoài chợ nhiều biến động từng ngày thì giá thực phẩm trong các siêu thị vẫn bình ổn. Mặt hàng rau xanh và thực phẩm tươi sống có xu hướng nhích hơn nhưng không đáng kể. 

Tại TP HCM, không khí mua bán ở khu vực hàng mã chợ Bình Tây và con đường cá cảnh Lưu Xuân Tín, quận 5, tấp nập người mua đồ để chuẩn bị lễ tiễn ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp.

Năm nay, giá các loại vàng mã tăng 10-20%, cá chép chủ yếu các loại cá nhỏ có mức giá sĩ 30.000-70.000 đồng một chục. Theo chị Nguyễn Xuân Anh (quận 3), kiểu dáng vàng mã năm nay vẫn như mọi năm. Tùy vào kiểu dáng một bộ đồ cúng ông Công, ông Táo có giá 35.000-200.000 đồng. Chị Ánh cũng sắm luôn đồ vàng mã để cúng các dịp lễ khác trong năm.

Trao đổi với Zing.vn, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho biết, từ ngày 23 đến 29 Tết, so với mặt bằng chung, giá trong siêu thị thường cao hơn so với ngoài thị trường chợ, cửa hàng bán lẻ.

Thế nhưng, từ ngày 23 đến 29 Tết, nhiều khả năng nhóm thực phẩm thiết yếu như gà ta, thịt thăn, chuối xanh, hoa quả, thực phẩm tươi sống…sẽ tăng từ 20-30%. Song, việc tăng giá này đều do người bán hàng ở chợ, cửa hàng nhỏ lẻ quyết định.

Lợn, gà, bánh kẹo Tết dồn lên Facebook

Không dám mua hàng Tết ngoài chợ vì sợ nhầm hàng giả, hàng kém chất lượng nên nhiều người chuyển sang mua sắm Tết qua Facebook của người quen.

Thịt tươi tăng giá trong ngày Tết ông Táo

Ngày ông Công ông Táo, thời tiết ấm dần, trời ráo khiến giá rau xanh hạ nhiệt, trong khi nhóm thực phẩm tươi sống tăng.

Lễ ông Công, ông Táo rơi đúng vào ngày nghỉ chủ nhật, trời ráo hoảnh, nhu cầu mua sắm cao hơn các ngày trong tuần qua. Theo khảo sát của Zing.vn, tại chợ đầu mối Dịch Vọng, Diễn, Mễ Trì Hạ, Thái Hà..., người mua sắm tấp nập hơn các ngày cuối tuần trước đó. Giá rau xanh có phần hạ nhiệt nhưng thực phẩm tăng. 

Theo chị Bùi Thị Hà, người bán hàng ở chợ đầu mối Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội), thời tiết ấm hơn, giá rau xanh giảm đáng kể so với những ngày mưa, rét đậm 2 tuần qua.

Theo đó, cà chua giảm từ 30.000 đồng xuống còn 28.000 đồng/kg. Cải ngọt, xà lách giảm 2 giá, xuống lần lượt còn 18.000, 15.000 đồng/kg. Đặc biệt bắp cải tuần qua giá cao nhất lên tới 17.000-20.000 đồng/kg nay xuống còn 10.000 đồng/kg. Các loại rau thơm cũng giảm hơn 1 nửa xuống còn 1.000 đồng. 

Thịt tươi tăng giá trong ngày Tết ông Táo
Thời tiết ấm hơn, rau xanh có xu hướng giảm nhiệt thì thực phẩm lại tăng giá từng ngày. Ảnh: Ngọc Lan.

Theo chị Hà, 2 tuần trước, mưa rét đậm khiến rau khan hàng, chất lượng cũng không được đảm bảo do dễ dập nước mưa. Người mua nhiều, người bán ít. Song, 2 ngày gần đây, trời ráo, số lượng rau sẵn hơn, giá cũng theo chiều hướng giảm. Đặc biệt những sản phẩm dự trữ dịp Tết như cà rốt, su hào, khoai tây, hành tây cũng giảm gần một nửa giá.

Trong khi giá rau xanh hạ nhiệt theo thời tiết thì giá thực phẩm lại có biểu hiện tăng nhanh trong tuần giáp Tết. Chị Nguyễn Thanh Tâm, chủ hàng thịt tại đây cho biết, giá thịt đang tăng lên từng ngày.

Hiện tại, thịt lợn thăn tăng 100.000 đồng/kg lên 120.000 đồng/kg, vai từ 80.000 đồng lên 100.000 đồng/kg. Ngoài ra, xương sụn, sườn dao động từ 70.000-90.000 đồng lên 110.000 đồng/kg. Thịt bò cũng có xu hướng tăng nhẹ lên 2-3 giá so với ngày thường. 

Trong ngày này, nhu cầu mua gà thắp hương, cúng bái tăng cao khiến giá thực phẩm này tăng mạnh. Theo đó, gà ta, nguyên con tăng 30.000 đồng lên 170.000 đồng/kg. Riêng gà ta làm sẵn lên tới 210.000 đồng/kg. Riêng cá vẫn giữ mức ổn định, như cá rô dao động 60.000- 65.000 đồng/kg, cá chép khoảng 70.000-75.000/kg.

Thịt tươi tăng giá trong ngày Tết ông Táo
Trong khi giá rau xanh, thực phẩm tại các chợ lớn, nhỏ lẻ biến động từng ngày thì các mặt hàng ở siêu thị khá bình ổn. Ảnh: Anh Tuấn. 

Người bán hàng này cho biết, các mặt hàng cá và thịt có xu hướng tăng mạnh hơn trong tuần giáp Tết. Song theo chị, thị trường năm nay tương đối chậm, sức mua kém. 

"Ngày ông Công ông Táo mọi năm, chỉ đến 9h30 là nhiều sạp rau, thịt, dừa tươi đã cháy hàng. Thế nhưng năm nay, đến 10h30, người mua vẫn còn song chỉ lẻ tẻ, hàng tồn còn đến 1/3", chị cho hay. 

Trong khi giá cả ngoài chợ nhiều biến động từng ngày thì giá thực phẩm trong các siêu thị vẫn bình ổn. Mặt hàng rau xanh và thực phẩm tươi sống có xu hướng nhích hơn nhưng không đáng kể. 

Tại TP HCM, không khí mua bán ở khu vực hàng mã chợ Bình Tây và con đường cá cảnh Lưu Xuân Tín, quận 5, tấp nập người mua đồ để chuẩn bị lễ tiễn ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp.

Năm nay, giá các loại vàng mã tăng 10-20%, cá chép chủ yếu các loại cá nhỏ có mức giá sĩ 30.000-70.000 đồng một chục. Theo chị Nguyễn Xuân Anh (quận 3), kiểu dáng vàng mã năm nay vẫn như mọi năm. Tùy vào kiểu dáng một bộ đồ cúng ông Công, ông Táo có giá 35.000-200.000 đồng. Chị Ánh cũng sắm luôn đồ vàng mã để cúng các dịp lễ khác trong năm.

Trao đổi với Zing.vn, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho biết, từ ngày 23 đến 29 Tết, so với mặt bằng chung, giá trong siêu thị thường cao hơn so với ngoài thị trường chợ, cửa hàng bán lẻ.

Thế nhưng, từ ngày 23 đến 29 Tết, nhiều khả năng nhóm thực phẩm thiết yếu như gà ta, thịt thăn, chuối xanh, hoa quả, thực phẩm tươi sống…sẽ tăng từ 20-30%. Song, việc tăng giá này đều do người bán hàng ở chợ, cửa hàng nhỏ lẻ quyết định.

Lợn, gà, bánh kẹo Tết dồn lên Facebook

Không dám mua hàng Tết ngoài chợ vì sợ nhầm hàng giả, hàng kém chất lượng nên nhiều người chuyển sang mua sắm Tết qua Facebook của người quen.

Cuộc sống sau thời kỳ hoàng kim của ngành thép ở Trung Quốc

Một người dân tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc cho hay, tiền lương cho công nhân giảm, ngày càng nhiều nhà máy phá sản và những lao động ngoại tỉnh mất việc việc phải trở về nhà.

Một biển quảng cáo bên đường cao tốc dẫn vào “thủ đô” thép của Trung Quốc gợi lên kỷ nguyên vàng son khi nền kinh tế tại đất nước này phát triển với tốc độ thần kỳ.

“Hãy huy động các nguồn lực vật chất. Hoạt động kinh doanh sẽ chi phối tương lai”, một tấm bảng viết.

Tuy nhiên, tại nhà máy thép Fu Feng ở vùng ngoại ô thành phố Đường Sơn, một trung tâm công nghiệp cách thủ đô Bắc Kinh khoảng 200 km về phía đông nam, dấu hiệu của những ngày vinh quang đang lụi tàn.

Từ khi chủ nhà máy Fu Feng tuyên bố phá sản vào đầu năm ngoái, cỏ dại và rỉ sét bắt đầu bao phủ lên phế tích công nghiệp của đơn vị sản xuất này.

“Chẳng ai ở đây, chỉ có chúng tôi”, một trong 3 nhân viên bảo vệ nói. Họ bất chấp nhiệt độ xuống dưới 0 độ C và tuyết rơi để đi kiểm tra các thiết bị đã cũ. Cũng như nhiều nhà máy khác trong khu vực, cơ sở sản xuất này phải ngừng kinh doanh do nhu cầu của thị trường giảm mạnh.

Theo The Guardian, Đường Sơn, một thành phố 7 triệu dân tại tỉnh Hà Bắc – trung tâm sản xuất thép của Trung Quốc, từng bị tàn phá bởi một trận động đất vào năm 1976 với 250.000 nạn nhân thiệt mạng. Tuy nhiên, nó sống lại từ tro tàn và trở thành “cường quốc” công nghiệp nặng trong làn sóng bùng nổ của Trung Quốc.

Đầu năm 2011, Trung Quốc chính thức vượt qua Nhật Bản và trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, sau Mỹ. Hậu quả của bước đại nhảy vọt này chính là tình trạng ô nhiễm nặng nề và những nhà máy thép là một phần của nguyên nhân.

Tiếp đến, chính phủ nước này bắt đầu đẩy mạnh nỗ lực giảm sản lượng thép thừa và chuyển đổi mô hình kinh tế bền vững hơn, một số khu vực từng nhộn nhịp của thành phố Đường Sơn trở nên hiu quạnh.

Cuộc sống sau thời kỳ hoàng kim của ngành thép ở Trung Quốc
Sau khi ngành công nghiệp thép lao dốc, nhiều nhà máy và khu ở của công nhân bị bỏ hoang. Ảnh: The Guardian

Gần nhà máy Fu Feng, các căn nhà bỏ trống của những người lao động bị sa thải đều đóng kín với những tấm kim loại. Tuyết rơi trên đường khiến khung cảnh nơi đây càng trở nên hoang vắng và kỳ quái. Những công nhân, người vẫn còn công việc thì phàn nàn về tình trạng cắt giảm lương khi giá thép giảm, chính phủ ngừng hỗ trợ và những người chủ thì cố chèo lái con thuyền đang chòng chành.

Cách khu phức hợp của nhà máy chừng vài trăm mét, cơ sở của một công ty khác, Công ty Công nghệ Thép cán nguội Luyện kim Trung Quốc Heng Tong, cũng bị bỏ hoang. Dây cáp điện rủ xuống một hàng rào sắt chặn ở cổng ra vào.

“Mọi thứ thật ảm đạm”, một công nhân nhà máy đã nghỉ hưu sống tại một ngôi làng gần Fu Feng, nói.

Một người đàn ông khác, người làm việc tại nhà máy Guo Feng gần đó, cho hay, lương hàng tháng của ông giảm 25%. “Cuộc sống hiện tại thực sự khó khăn”, ông phàn nàn.

“Mọi thứ ở đây là thép. Nếu nó đóng cửa, mọi chuyện chấm hết. Nếu công tư của chúng tôi đóng cửa, chúng tôi sẽ không có đất, không có tiền và không có công việc”, một người đàn ông 52 tuổi giấu tên cho biết.

Cuộc sống sau thời kỳ hoàng kim của ngành thép ở Trung Quốc
Công ty thép Fu Feng đóng cửa khiến 2.000 lao động thất nghiệp. Ảnh: The Guardian.

Tuần trước, Trung Quốc thông báo, nền kinh tế nước này tăng trưởng ở mức chậm nhất trong 25 năm qua. Thông tin này khiến nhiều người thêm lo ngại về sự mất đà tăng phát triển của cường quốc đứng thứ 2 thế giới về kinh tế. Một số chuyên gia kinh tế dự đoán, tình trạng này có thể ảnh hưởng tới thị trường tài chính toàn cầu.

Hôm 21/1, Fang Xing Hai, một cố vấn kinh tế hàng đầu của chủ tịch Tập Cận Bình, đã cố gắng trấn an dư luận về khả năng của quốc gia này.

“Trung Quốc là quốc gia may mắn được lãnh đạo lâu dài bởi Chủ tịch Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo giỏi nhất thế giới. Với khả năng của ông, chúng tôi có thể đối phó với những rủi ro không thể tránh khỏi và biến động bất thường phát sinh từ quá trình chuyển đổi”, anh nói với The Wall Street Journal.

Bên cạnh đó, người đàn ông này cho biết: “Tốc độ chuyển đổi có lẽ chưa đủ nhanh đối với một số người, nhưng khá nhanh đối với một đất nước có diện tích lớn như Trung Quốc. Quá trình này sẽ tiếp tục diễn ra”.

Tuy nhiên, trước tình thế thị trường chứng khoán lao dốc và biến động gần đây, các chuyên gia đổ lỗi cho chính sách của chính phủ và ngày càng hoài nghi về khả năng xử lý các thách thức về kinh tế của Chủ tịch Tập và Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Patrick Chovanec, một chuyên gia về Trung Quốc, cho biết cơ sở chính sách của Bắc Kinh không chắc chắn. “Nếu họ không chắc chắn về tỷ giá hối đoái, họ cũng có thể không chắc chắn về thị trường chứng khoán, bất động sản và những thứ khác. Điều đó khiến bạn hoài nghi”, ông nói.

Cuộc sống sau thời kỳ hoàng kim của ngành thép ở Trung Quốc
Quang cảnh vắng vẻ của "thủ đô" thép ở Trung Quốc. Ảnh: The Guardian

Trong khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc cố gắng kiểm soát quá trình chuyển đổi kinh tế của đất nước, người dân Đường Sơn hồi tưởng về thời kì hoàng kim của tăng trưởng 2 con số.

Fan Jian Qing, một doanh nhân địa phương 47 tuổi, cho biết, những ngày thanh bình đã đến với thành phố này vào những năm 2008 và 2009, khi nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ phi mã cần tiêu thụ sản lượng thép lớn. Những cột khói ngun ngút báo hiệu công việc kinh doanh đang bùng nổ.

“Các siêu thị luôn kín người. Nhiều doanh nghiệp đã mở ra. Người người ra ngoài ca hát và ăn uống. Tuy nhiên, mọi chuyện hiện tại đã khác. Ngày càng nhiều công ty phá sản”, Fan nói.

Cui Jian Jun, một người bán gà 46 tuổi, cho biết: “Khi nhà máy đang hoạt động, nhiều người vùng khác đã tới đây làm việc. Hiện tại, nhà máy đóng cửa, họ trở về nhà. Công việc của tôi cũng bị ảnh hưởng”.

Trung Quốc mất đà tăng trưởng ảnh hưởng đến lực lượng lao động trên cả nước. China Labour Bulletin (CLB), một nhóm vận động tại Hong Kong, ghi nhận tình trạng leo thang của các cuộc biểu tình và đình công của công nhân vào cuối năm ngoái với 2.774 vụ việc diễn ra trên cả nước, tăng gấp đôi so với năm 2014.

“Tấ cả các lĩnh vực của nền kinh tế đang gặp vấn đề. Và lý do người lao động phải đình công và biểu tình là họ không còn lựa chọn nào khác”, Geoff Crothall của CLB nói.

Crothall cho biết, 15/51 “sự cố” ở tỉnh Hà Bắc năm ngoái liên quan đến ngành công nghiệp thép. Một trong số đó diễn ra bên ngoài cổng của nhà máy thép Fu Feng, nơi các cựu công nhân bất mãn tụ tập để đòi nợ lương. Đoạn băng đăng tải trên internet cho thấy, cảnh sát đối đầu với người biểu tình. Một trong số họ bị kéo khỏi hiện trường.

Khi các nhà lãnh đạo thế giới và tầng lớp doanh nhân toàn cầu tụ họp tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở thị trấn Davos hôm 21/1, một nhóm công nhân ngành thép chen chúc trong một siêu thị nhỏ kiêm sòng bạc cách nhà máy Fu Feng không xa. Họ hút thuốc và suy nghĩ về số phận.

“Tất cả phụ thuộc và chính phủ. Nếu chính phủ muốn chúng tôi tồn tại, chúng tôi sẽ tiếp tục. Ngược lại, chúng tôi sẽ đóng cửa”, một người công nhân 52 tuổi nói.

Một người đàn ông khác cố gắng xua tan bầu không khí ảm đạm bằng một câu bông đùa: “Ít nhất thì không khí trở nên dễ thở hơn trong những ngày này”.

Giá gas tại TP HCM tiếp tục giảm từ 1/2

Giá gas sẽ tiếp tục giảm hơn 20.000 đồng/bình 12 kg. Các doanh nghiệp đầu mối tại TP HCM vừa cho biết mức giảm này sẽ bắt đầu từ 1/2/2016.

Như vậy, chỉ trong 2 tháng qua, gas đã giảm giá 2 lần liên tiếp với mức giảm khoảng 51.000 đồng/bình 12 kg.

Theo các công ty gas, nguyên nhân là giá gas thế giới giao theo hợp đồng trong tháng 2/2016 vừa được công bố xuống mức trung bình 300 USD/tấn, giảm 67,5 USD/tấn so với tháng 1 nên giá gas trong nước được điều chỉnh theo.

Cụ thể, giá gas Sài Gòn Pertro (SP) bán lẻ tối đa đến tay người tiêu dùng khu vực TP HCM về mức 257.000 đồng/bình 12kg, giảm 20.500 đồng. Các thương hiệu gas khác cũng có mức giảm tương tự:

- Gas Petro Việt Nam: 268.000 đồng/bình 12 kg.

- VT gas: 266.500 đồng/bình 12 kg.

- Gas Petrolimex: 264.500 đồng/bình 12 kg.

Mai miền Tây rớt giá khi vừa cập bến Sài Gòn

Năm nay, mai miền Tây được mùa nhưng chuyện được mất giá cũng tái diễn. Vừa cập bến Bình Đông, quận 8, TP HCM, nhà vườn vội vã giảm ngay giá bán vì thấy trước cảnh dội chợ.

20 tháng Chạp, các nhà vườn miền Tây bắt đầu đưa hoa kiểng về bán Tết tại các chợ ở TP HCM. Theo thông tin từ nhiều nhà vườn đang bán mai tại chợ hoa bến Bình Đông, quận 8, thời tiết thuận lợi nên mai Tết năm nay được mùa. Các vùng mai Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh… đều đạt chất lượng tốt, hoa nở to đều và đẹp hơn mọi năm.

Tại các vùng tập kết hoa kiểng miền Tây ở bến Bình Đông (quận 8), đường Trần Xuân Soạn (quận 7), mai chất đầy thuyền, một cây đẹp tầm trung giá bán chỉ 200.000-3.000.000 đồng. Mai bon sai giá chỉ 150.000-400.000 đồng.

Anh Nguyễn Văn Phú, nhà vườn ở Bến Tre cho biết, thuyền mai của gia đình anh có khoảng 200 cây, được tuyển chọn từ 1.000 gốc ở vườn. Dự kiến nếu bán hết ở bến Bình Đông, anh sẽ cho ghe về chở tiếp, nhưng tình hình năm nay có khả năng dội chợ cao.

“Chuyển mai lên thành phố đã 3 ngày nhưng lượng khách quan tâm rất ít, chưa bằng 1/10 so với mọi năm. Sau khi khảo sát một vòng các điểm bán mai Tết, tôi quyết định hạ giá xuống 20% so với mức giá đưa ra ban đầu. Nhiều điểm bán khác cũng bắt đầu giảm giá. Cứ theo chiều hướng này thì vài ngày tới giá mai sẽ còn giảm nữa. Tôi cũng đang rất lo cho số mai còn neo trên thuyền”, anh Phú nói.

Ông Tư Hội, một "cò" mai ở Tiền Giang cho biết, mai năm nay được mùa đều khắp các vùng trồng. Năm trước, một vườn chỉ tuyển được 20-30% số cây đạt chuẩn thì năm nay có vườn đạt đến 60%. Lượng mai đổ về thành phố sẽ nhiều gấp 3 lần mọi năm. Nguồn hàng rất lớn nên dù thị trường khá nhộn nhịp song giá sẽ không cao và sẽ còn giảm mạnh vào những ngày gần Tết.

Cũng vì mai được mua nên năm nay thương lái không thu gom nhiều như các năm. Mỗi vựa lớn chỉ chuẩn bị 1.000-2.000 gốc, đợi bán hết hàng sẽ về vườn mua thêm, vì ai cũng lo dội chợ.

Mai miền Tây rớt giá khi vừa cập bến Sài Gòn
Những con thuyền chở đầy ấp mai từ miền Tây đã cập bến Bình Đông, nhưng giá bán không được cao như nhà vườn mong đợi. Ảnh: Zen Nguyễn.

Theo nhận định của ông Hội, các vườn mai ở TP HCM năm nay cũng được mùa không kém. Mai thành phố chất lượng tốt, lại không tốn nhiều chi phí vận chuyển như nhà vườn miền Tây, nên giá chắc chắn sẽ cạnh tranh hơn, càng khó cho mai miền Tây.

Nắm bắt thông tin mai được mua nên người chơi cũng cho biết không vội vàng mua sớm. Anh Nguyễn Ngọc Long ở quận 5, cho biết năm nay mai miền Tây chuyển về TP HCM sớm hơn hẳn so với các năm. Dù chưa đến 23 tháng Chạp nhưng mai và một số loại kiểng khác đã được chưng bán đầy đường. Anh quyết định không mua sớm mà chỉ tham quan, so giá, đợi 27, 28 tháng Chạp sẽ mua để có giá tốt. Kinh nghiệm của anh là những người không có nhiều thời gian, kinh nghiệm chăm sóc loại cây này thì không nên mua quá sớm, vì khó kiểm soát được việc hoa nở trước Tết.

Ông Năm Thành, nông dân trồng mai lâu năm ở Bến Tre cho biết, những năm gần đây gia đình đã chuyển từ bán sang cho thuê mai. Giá cho thuê chỉ bằng 1/3 giá bán nhưng lại ổn định, không lo dội chợ, mất Tết. Với lượng mai nhiều như năm nay, ông phải cân đối giảm mức giá cho thuê để thu hút khách

“Gần Tết, việc thuê ghe vận chuyển rất khó khăn. Một chuyến ghe chở cây về TP HCM nhà vườn phải trả 30-40 triệu đồng, bao gồm đi, về và thời gian neo đậu khoảng 10 ngày. Nếu năm nào chợ ế, giá giảm thì nhà vườn không chỉ lỗ công chăm sóc cả năm mà còn phải mất thêm hàng chục triệu đồng vận chuyển ”, ông Thành chia sẻ.

Giành nhau từng mét đất bán mai Tết ở Sài Gòn

Thương lái, nhà vườn TP HCM đang khẩn trương tìm kiếm mặt bằng thuận lợi để bán hoa Tết. Nhiều người phải tranh giành để được thuê một chỗ bán ở khu trung tâm.


Người Hà Nội tấp nập sắm Tết ngày cuối tuần

Giấy phép báo điện tử số: 236/GP-BTTTT. Tổng Biên tập: Ngô Việt Anh
Cơ quan chủ quản: Hội Xuất bản Việt Nam.
Tòa soạn: D29 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội.
Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo.

Khách nài nỉ đặt chục triệu đồng buộc chân gà Đông Tảo

Lợn, gà, bánh kẹo Tết dồn lên Facebook

Không dám mua hàng Tết ngoài chợ vì sợ nhầm hàng giả, hàng kém chất lượng nên nhiều người chuyển sang mua sắm Tết qua Facebook của người quen.

Phải làm đến hết 27/12 âm lịch mới được nghỉ Tết nên chị Nguyễn Hồng Vân, nhân viên văn phòng ở Hà Nội còn rất ít thời gian mua sắm. Chị lựa chọn giải pháp mua đồ trên chợ online.

Chị Vân đánh giá kênh bán hàng này khá hiệu quả, đặc biệt là Facebook bởi hàng hóa phong phú về chủng loại, từ bánh kẹo, mứt cho đến hoa quả. Đặc biệt, sản phẩm đặc sản vùng miền đa dạng trong khi rất hiếm có ở siêu thị và chợ. 

Theo chị Vân, sản phẩm được bán trên Facebook nhiều hình ảnh, giúp người mua có cảm nhận ban đầu về chất lượng sản phẩm tốt, phong phú hơn. Ngoài ra, mức giá hầu hết được công khai, có thể tránh tình trạng bị chặt chém. 

Lợn, gà, bánh kẹo Tết dồn lên Facebook
Hàng hóa phong phú, hình thức mua bán nhanh, tiết kiệm thời gian khiến nhiều người chuyển sang mua sắm qua Facebook thay vì đi siêu thị. Ảnh chụp màn hình. 

Để đảm bảo không bị mua "hớ", chị Vân thường so sánh giá tại các kênh bán khác nhau. Theo chị, hàng hóa bán trên Facebook thường có giá rẻ hơn so với siêu thị và chợ.

Đơn cử, so sánh giá thực phẩm từ Facebook một người bán đặc sản vùng miền, chị cho hay giá gà thả vườn là 160.000 đồng/kg, thịt lợn đen nuôi thả rong và cắp nách dao động 140.000-145.000 đồng/kg, trong khi giá trong siêu thị và chợ chênh đến 20.000-50.000 đồng. Một số đặc sản như thịt trâu sấy khô, thịt lợn hun khói, hạt dối rừng... thì rất hiếm có ở chợ hay siêu thị. 

Chị Đặng Hồng Anh (Tây Hồ, Hà Nội) cũng quyết định lựa chọn mua sắm Tết qua Facebook. Chỉ cần tranh thủ 2 tiếng nghỉ trưa, chị đã sắm đầy đủ những món đồ Tết như bưởi Diễn, cam canh, hoa quả sấy khô, bánh kẹo và thực phẩm như chả, giò lụa, bánh chưng... Đến ngày hẹn, nhân viên sẽ giao hàng tới tận nhà.

Cách thanh toán thường qua tài khoản ngân hàng hoặc chị sẽ trả trực tiếp khi nhận hàng. "Mua hàng Tết ngoài chợ nhiều nguy cơ nhầm hàng giả, hàng kém chất lượng. Do đó, việc mua hàng trên Facebook từ các mối quen cũng là giải pháp mua sắm cho năm nay", chị Anh cho hay.

Chị Bùi Thị Thành, chủ cửa hàng rau quả sấy khô trên đường Láng (Đống Đa, Hà Nội) thừa nhận, kênh bán hàng trên Facebook hiện hiệu quả hơn so với bán trực tiếp, đặc biệt trong thời điểm cuối năm. Trong 1 tháng gần đây, lượng hàng bán qua Facebook gấp 5 lần tại cửa hàng.

Cũng theo đánh giá của chủ hàng này, bán hàng qua Facebook còn tiết kiệm được chi phí thuê mặt bằng, cách trao đổi đa phương tiện qua hình ảnh và tin nhắn. Ngoài ra, việc bán qua Facebook cũng thu về thêm khoản phí vận chuyển. 

Dù xu hướng mua sắm, đặc biệt mua hàng Tết qua Facebook đang phổ biến, song cũng không ít trường hợp "tiền mất tật mang".

Vừa phải "ngậm bò hòn" mua phải 3 kg mứt sấy giá đắt, chảy nước lại có mùi dán, chị Quỳnh Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) khẳng định không bao giờ mua theo hình thức này nữa. Chị cho biết, hình ảnh sản phẩm người bán chụp lên Facebook thường rất "lung linh", song chất lượng rất khó kiểm chứng.

Bên cạnh đó, sản phẩm bán qua kênh này chủ yếu là hàng handmade, số lượng sản xuất ít, không tên tuổi hay thương hiệu. Do đó, quy chuẩn về chất lượng cũng như hạn sử dụng của hàng hóa gần như không có.  

Trao đổi với Zing.vn, chuyên gia e-marketing Nguyễn Phan Anh cho rằng, bán hàng qua Facebook đang là xu hướng của thời đại. Song, người tiêu dùng mua sắm qua kênh này như con sao 2 lưỡi.

Bởi theo chuyên gia này, công cụ của Facebook thuận tiện cho việc mua bán trao đổi, nhưng nó cũng có nhiều thủ thuật. Chỉ những người tiêu dùng thông thái mới có thể lựa chọn được sản phẩm ưng ý. 

Mặt khác, chính những tiện ích của nó phát sinh nhiều thủ thuật gian lận, lừa đảo khi bán hàng. Người tiêu dùng phải tỉnh táo và tiếp cận công nghệ, nên tham khảo giá sản phẩm, chất lượng cũng như uy tín đơn vị cung cấp sản phẩm. 

Miến, mộc nhĩ, đậu xanh... bùng giá 20-30% trước Tết

Giá xăng giảm kỷ lục, giá các mặt hàng thực phẩm công nghiệp như đường, sữa, dầu ăn... bình ổn thậm chí có xu hướng giảm nhưng hàng nguyên liệu khô lại tăng mạnh.

35 triệu đồng một gốc lan rừng

Một gốc lan rừng chăm sóc 3-4 năm được rao bán với giá 15-35 triệu đồng tại chợ hoa xuân ở Đăk Lăk.

Tại hội chợ hoa xuân TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), nhà vườn Như Ý thu hút hàng trăm người ghé thăm vì trưng bày nhiều gốc lan rừng đẹp.

Vựa hoa bày bán 17 gốc lan rừng có chiều cao 1,6-1,7 m với giá từ 15-35 triệu đồng.

Anh Lê Tuấn Đạt, nhân viên vựa lan, cho biết để được một gốc lan rừng bán trong dịp Tết Nguyên đán, nhà vườn phải mua những nhánh nhỏ được người dân lấy từ rừng về. Sau đó, công nhân sẽ ghép hàng chục nhánh vào chung một gốc rồi chăm sóc 3-4 năm mới mang ra bán.

35 triệu đồng một gốc lan rừng
Gốc lan rừng có giá 35 triệu đồng. Ảnh: M. Q

“Để cho lan phát triển tốt, nở đẹp, nhà vườn phải thuê riêng một thợ chuyên về loại cây này để hướng dẫn cách chăm sóc. Người mua sau khi chưng Tết có thể tự chăm để hoa tiếp tục nở các mùa sau. Hiện vựa đã bán được 3 gốc với giá từ 20 triệu đồng”, anh Đạt nói.

Ông Nguyễn Văn Tường (56 tuổi - người chơi lan), cho biết để trồng được một gốc như vậy rất khó, đòi hỏi người chăm phải tỉ mỉ và am hiểu về nó.

“Một gốc lan được xem là đẹp phải có các yếu tố như cuốn hoa phải dài, bông to và lá xanh mướt”, ông Tường thông tin.

Phật thủ mini giá 15 triệu có gì đặc biệt?

Một nhà vườn tại Hà Nội đã bỏ suốt 5 năm nghiên cứu và trồng thành công giống phật thủ mini, vừa đưa ra bán với giá 15 triệu đồng/chậu.


Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Cận Tết, tràn ngập tin nhắn lừa đảo người sử dụng

“Đến hẹn lại lên”, tin nhắn rác thường bùng phát mạnh mẽ vào mùa khuyến mại giáp Tết. Doanh nghiệp nào cũng muốn “đẩy” hàng đi để thu hồi vốn nên người dùng được phen bị “khủng bố"

Cận Tết, tràn ngập tin nhắn lừa đảo người sử dụng

Tin nhắc lừa đảo đang bủa vây ngưới sử dụng điện thoại di động.

1001 kiểu tin rác lừa người dùng

Thời gian gần đây, anh T thường xuyên nhận được các số điện thoại lạ hướng dẫn cách soạn tin theo cú pháp ABC gửi xxxx để có cơ hội trúng điện thoại iPhone, ôtô, xe máy, máy nghe nhạc... nhưng không niêm yết một mức giá cước rõ ràng.

Khi soạn tin nhắn theo cú pháp được hướng dẫn, tài khoản của chủ thuê bao sẽ bị trừ một số tiền nhất định. Mức này thường cao gấp nhiều lần so với giá cước tin nhắn thông thường của các nhà mạng. Tuy nhiên, thực tế, không ai trúng thưởng trò chơi trên, hoặc có người trúng nhưng không được thông báo.

Cũng với hình thức soạn tin theo cú pháp, gần đây, tin nhắn lừa đảo còn biến tướng sang kiểu đề nghị người sử dụng dịch vụ tham gia đấu giá một sản phẩm bất kỳ, để có cơ hội nhận tặng phẩm có giá trị cao.

"Nhắn tin theo cú pháp ABC gửi xxxx để tham gia chương trình đấu giá điện thoại Samsung note 5, có cơ hội trúng xe máy Airblade nếu giá đoán là thấp nhất và duy nhất. Nhiều người cả tin tham gia, sau đó mới vỡ lẽ, tiền của mình đã "không cánh mà bay" và việc trúng được điện thoại hay xe máy chỉ là trò lừa đảo.

Tinh vi nhất hiện nay là các đối tượng sử dụng phần mềm SMS Touch để lừa đảo tới hàng loạt người sử dụng điện thoại. Đây là phần mềm gửi tin nhắn qua Wifi/3G, hiện tại nó được viết cho hệ điều hành iOS trên iPhone và bán trên Apple Store. Chỉ với giá 2,99 USD, các đối tượng lừa đảo có thể gửi được 10 tin nhắn để lừa đảo một lúc. Nếu bỏ ra khoảng 100USD mua phần mềm này thì có thể gửi đến 1.000 tin nhắn.

Hiện nay phần mềm này được rao bán nhan nhản trên nhiều trang rao vặt ở Việt Nam với giá từ 250.000 đến 300.000 đồng, hoặc với 550.000 đồng thì có thể gửi được 2000 tin nhắn… Với phần mềm này, từ chiếc máy tính kết nối Internet, chúng có thể sử dụng bất kỳ đầu số nào của các nhà mạng, gửi tin nhắn đến người sử dụng.

Các tin nhắn “rác” quảng cáo sản phẩm, chào bán mua nhà, mở thẻ tín dụng… cũng “ầm ầm” gửi đến người dùng mạng gây phản cảm, khó chịu. Chị Trang (Đống Đa, Hà Nội) bức xúc chia sẻ: “Ngày nào tôi cũng nhận được rất nhiều tin nhắn “rác” mở bán căn hộ, thông tin các shop thời trang giảm giá, quảng cáo mua hàng tại siêu thị điện máy… Nhất là vào dịp sát Tết Nguyên đán như thế này, tình trạng này càng “nhức nhối” hơn.

Nhiều nhà mạng ra tay với tin rác

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT), chỉ tính riêng năm 2015, các doanh nghiệp viễn thông đã chặn được gần 1 triệu thuê bao phát tán tin nhắn rác, tạm ngừng cung cấp dịch vụ đối với 361 đầu số, cắt dịch vụ đối với 52 đầu số. Nhưng trên thực tế, tin nhắc rác vẫn luôn là nỗi đau đầu của các nhà mạng, nhất là đối với các thuê bao di động trả trước việc quản lý còn nhiều bất cập, gây bức xúc cho người sử dụng.

Theo đại diện Tổng công ty Viễn thông Viettel, trước vấn nạn tin rác, hiện Viettel đã triển khai hệ thống chặn tin nhắn rác cho khách hàng trên toàn mạng và đạt được một số kết quả. Từ khi triển khai hệ thống này đến nay (tháng 6.2015), mỗi tháng Viettel ngăn chặn được hành vi phát tán tin nhắn rác của hàng trăm nghìn thuê bao với hàng triệu tin nhắn rác.

Còn theo đại diện VinaPhone, thời gian qua, nhà mạng này cũng đã nhận được rất nhiều phản ánh của khách hàng về tình trạng tin nhắn rác. Nhà mạng đã khóa gần 460.000 sim gửi tin nhắn loại này, đồng thời khóa hơn 150 cú pháp nhắn tin đến các đầu số khác nhau.

Việc chặn tin rác cũng đã được Bộ Thông tin- Truyền thông đặt ra yêu cầu đối với các nhà mạng và coi đây là một thước đo đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ khách hàng. Mới đây, Bộ này cũng đưa ra quy định về việc quản lý thuê bao di động trả trước trong việc ký hợp đông dịch vụ để kiểm soát vấn nạn tin rác. Tuy nhiên, chính bộ này cũng thừa nhận, đây là vấn đề khó.

Theo Hồng Quân-Trà Giang/Lao Động

Cá ngừ, tôm, mực Trường Sa, Hoàng Sa vào giỏ quà Tết

Các giỏ quà gồm hành, tỏi Lý Sơn, nước mắm cá cơm, mực Hoàng Sa... mang đậm hương vị biển đảo đang được bán ở siêu thị miền Trung, khá thu hút người tiêu dùng.

2h, khi trời vẫn còn tối mịt, 4 nhân viên trong đội thu mua của siêu thị Co.op Mart có mặt tại cảng cá Quy Nhơn (Bình Định), đợi từng đoàn tàu của ngư dân về bến.

4 người chọn mua các loại thủy sản tươi ngon nhất như cá ngừ đại dương, ngừ sọc dưa, cá dò, dìa, tôm, mực... do ngư dân địa phương đánh bắt được ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Tất cả sẽ được đưa về siêu thị bán cho người dân vào dịp Tết.  

Ông Thái Lương Hùng, Giám đốc siêu thị Co.op Mart Bình Định cho hay, khác với những năm trước, dịp Tết năm nay, đơn vị này tăng thêm 12 mẫu giỏ quà mang đậm hương vị đặc sản địa phương.

Giỏ quà gồm mắm cá cơm, cá, mực Hoàng Sa, nem Chợ Huyện, rượu Bàu Đá, bún Song Thằn. Ông Hùng cho biết, ông kỳ vọng giỏ quà kiểu này không chỉ giới thiệu đặc sản phố biển Quy Nhơn mà còn gửi gắm hương vị mùa xuân đậm đà từ vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc vào không khí Tết của mỗi gia đình. 

Cá ngừ, tôm, mực Trường Sa, Hoàng Sa vào giỏ quà Tết

Cá ngừ đại dương tươi sống, một trong những đặc sản địa phương được hệ thống siêu thị một số tỉnh miền Trung thu mua của ngư dân tiêu thụ dịp Tết Bính Thân. Ảnh: 

Minh Hoàng.

Giám đốc hệ thống siêu thị này cho biết, những ngày gần đây, đội thu mua thường xuyên có mặt ở cảng cá Quy Nhơn lúc 2-4h, 11-12h để chờ đón tàu cá của ngư dân cập bến. Những loại hải sản tươi nhất sẽ được chọn. Theo kế hoạch, dịp Tết năm nay, siêu thị sẽ thu mua trực tiếp 4,5 tấn hải sản gồm tôm, mực, cá ngừ đại dương, sọc dưa, dò, dìa... để phục vụ người tiêu dùng. 

Tại Quảng Ngãi, ông Lê Hồng Ca, Giám đốc siêu thị Co.op Mart cũng cho biết, đơn vị này cũng đã thu mua 35 tấn cá nục do ngư dân đánh bắt từ Hoàng Sa để phục vụ thị trường Tết. Bên cạnh đặc sản cá bống sông Trà, bánh kẹo quê hương mía đường, dịp Tết năm nay, siêu thị còn bổ sung vào giỏ quà Tết những sản vật khác như tỏi Lý Sơn, cá, mực khô do ngư dân đánh bắt được ở vùng biển Hoàng Sa. 

Theo ông, việc đưa hành tỏi Lý Sơn, cá khô, mực khô... vào giỏ quà không chỉ tạo sự khác biệt mà còn đáp ứng sự phong phú cho lựa chọn quà Tết của người tiêu dùng. "Thông qua giỏ quà Tết mang hương vị biển cả, chúng tôi hy vọng góp sức cùng với ngư dân cả nước vươn khơi đánh bắt xa bờ, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo", ông Ca chia sẻ. 

Cá ngừ, tôm, mực Trường Sa, Hoàng Sa vào giỏ quà Tết
Giỏ quà Tết có đặc sản biển được bày bán trong siêu thị ở Quảng Ngãi. Ảnh: Minh Hoàng. 

“Còn gì tuyệt vời hơn khi những ngày Tết trên bàn thờ gia tiên và mâm cơm gia đình có thêm hành tỏi Lý Sơn - quê hương hải đội Hoàng Sa và những con cá, con mực được ngư dân đánh bắt ở Hoàng Sa, Trường Sa, vùng biển thân yêu của Tổ quốc”, ông Ca chia sẻ.

Mức giá từ 600.000 đồng đến 2 triệu đồng một giỏ, tùy khối lượng từng sản phẩm, theo người tiêu dùng, chấp nhận được. Bởi các gói quà bình thường được bày bán ở nhiều nơi cũng có giá tương tự, thậm chí cao hơn. 

Giỏ quà Tết từ biển cũng được người tiêu dùng đặt mua để gửi đến những người thân của mình ở xa không thể về quê. Người dân có nhu cầu tặng những phần quà và lời chúc đến người thân của mình ở các tỉnh, thành khác trên khắp cả nước sẽ được hệ thống siêu thị chuyển đến tận nơi.

Sau khi nghe nhân viên siêu thị giới thiệu về ý nghĩa của giỏ quà Tết, chị Trần Thị Hải (ngụ TP Quảng Ngãi) đã chọn mua2 giỏ làm quà biếu người thân. Theo chị Hải, giá trị của giỏ quà này chỉ là một phần, phần quan trọng hơn chính là ý nghĩa mang lại. 

Chứng khoán toàn cầu ngập sắc xanh sau một tháng tồi tệ

Kết thúc phiên giao dịch 29/1, thị trường chứng khoán toàn cầu bất ngờ tăng điểm sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cắt giảm lãi suất.

Chỉ số MSCI All-Country World Index tăng 2%. Tại phố Wall, chỉ số S & P 500 tăng 2,48%, lên mức 1.940, 24 điểm, mức tăng cao nhất kể từ tháng 9 năm ngoái. Dow Jones tăng 396,66 điểm, tương đương 2,47% và Nasdaq tăng 107,28 điểm, tương đương 2,38%. Trong đó, cổ phiếu của tập đoàn Microsoft tăng 5,84%, cao hơn so với mức dự kiến.

Theo Reuters, khoảng 10 tỷ cổ phiếu được sang tay trên sàn giao dịch Mỹ, trên mức trung bình hàng ngày là 8,3 tỷ trong 20 ngày vừa qua.

Trong khi đó, ở châu Âu, chỉ số Stoxx Europe 600 Index tăng 2,2%. FTSE 100 của Anh tăng 2,56%, lên 6.083,79 điểm. Chỉ số Dax của Đức và CAC 40 của Pháp lần lượt tăng 1,64% và 2,19%.

Trước đó, tại châu Á, chỉ số Nikkei của Nhật Bản tăng 2,8%, tương đương 476.95 điểm, lên 17.518,3, Hang Seng của Trung Quốc tăng 2,54%, tương đương 487,28 điểm, lên 19.683,11. Shanghai Composite tăng 3,1%.

Dầu thô tăng giá sau khi một báo cáo cho biết, Iran sẽ không tham gia thoả thuận có thể giữa các thành viên thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC và quốc gia sản xuất dầu khác nhằm giảm sản lượng.

Nhiều nhà phân tích cho rằng, giá dầu đã chạm đáy và có thể phục hồi về ngưỡng 45 USD một thùng khi nguồn cung từ OPEC giảm và nhu cầu toàn cầu tăng.

Giá dầu Brent LCOc1 dừng ở mức 34,74 USD một thùng, tăng 2,5%. Dầu thô CLc1 tăng 1,2%, lên mức 33,62 USD một thùng. Trước đó, giá dầu thô xuống mức 27,1 USD vào hôm 20/1, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2003.

Giá dầu lao dốc khiến các nhà đầu tư nghi ngại về sức khoẻ của nền kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc chững đà tăng trưởng ảnh hưởng tới niềm tin của giới đầu tư. Thị trường chứng khoán bắt đầu một năm với đầy biến động và giá vàng tăng 5% trong tháng 1.

Nhằm ngăn chặn tốc độ lạm phát, BOJ đã bỏ phiếu thông qua lãi suất -0,1% với khoản dự trữ vượt mức của các tổ chức tài chính đang gửi tiền tại đây.

Cơ quan này cam kết tiếp tục tăng lượng tiền cơ sở thêm 80.000 tỷ yen (tương đương 677 tỷ USD) mỗi năm, chủ yếu thông qua trái phiếu chính phủ, cổ phiếu các quỹ ETF và quỹ đầu tư bất động sản.

Tuần trước, Thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng ra dấu hiệu tăng kích thích nền kinh tế vào tháng 3 tới.

Rét kỷ lục phá băng thị trường Trung Quốc

Đợt rét kỷ lục khiến nhiệt độ tại một số vùng của Trung Quốc xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ nhưng lại thúc đẩy nhu cầu mua bán của người dân nước này.

Giá dầu tăng mạnh, cổ phiếu toàn cầu ngập sắc xanh

Giá dầu và chứng khoán toàn cầu lội ngược dòng do dự đoán các ngân hàng trung ương sẽ mở rộng biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế đối phó với tình trạng bất ổn của thị trường.

Thực hư chuyện ngân hàng thưởng 'khủng'

Năm nay, mặt bằng thưởng Tết của khối tài chính, ngân hàng trội lên hẳn so với những khối khác, với mức thưởng tối thiểu 1-5 tháng thu nhập.

Thực hư chuyện ngân hàng thưởng 'khủng'

Nhiều ngân hàng thưởng Tết cho nhân viên vài tháng lương.

Thưởng Tết hay là lĩnh nốt lương?

Các nhà băng đã bắt đầu rót tiền qua tài khoản nhân viên. Khảo sát mặt bằng chung cho thấy thưởng Tết âm lịch này của giới nhà băng dao động 1-5 tháng lương. Ngay cả với những ngân hàng bị mua giá 0 đồng, có thể vẫn thưởng Tết nhưng mức rất “hẻo”.

Hiện xếp vị trí số 1 đang thuộc về Vietcombank, với mức khoảng 5 tháng lương ngoài tháng lương 13. Trước đó, tại hội nghị tổng kết năm 2015 của Vietcombank, lãnh đạo ngân hàng này cho biết, năm 2016, Vietcombank sẽ phấn đấu trở thành ngân hàng trả lương cao nhất hệ thống. Dự kiến mức lương bình quân sẽ tăng từ 18,5 triệu đồng/tháng lên 24 triệu đồng/tháng.  

Ngày 29/1, một lãnh đạo Vietcombank cho rằng, chính xác phải hiểu đó là “quyết toán lương” chứ không phải là thưởng Tết. “Mọi người muốn hiểu bao nhiêu cũng được, nhưng cứ lấy tổng quỹ lương cả năm chia cho tổng số cán bộ công nhân viên, sau  đó chia cho 13 tháng thì ra con số chính xác. Có giám đốc chi nhánh lương tới 30 triệu đồng/tháng nhưng có chi nhánh lỗ, lương giám đốc chưa tới 17 triệu/tháng”, vị này cho hay.

Tại Vietinbank, Tổng giám đốc Nguyễn Đức Thọ cho biết, năm nay thưởng Tết của Vietinbank tương đương 2 tháng thu nhập. “Phần này thuộc tổng khoản chi trong quỹ lương. Anh em làm vất vả cả năm, giờ đạt kết quả tốt thì phải trả phần thu nhập còn giữ”, ông Thọ lý giải thêm.

Tại MB, một nhân viên ở đây bật mí: Áng chừng được vài tháng thu nhập.

Cho đến giờ này, BIDV, Agribank, HDbank, MB bank, Pvcombank, Seabank... chi mức thưởng Tết phổ biến là 1-3,5 tháng lương. Các ngân hàng cũng có kết quả kinh doanh tốt như ACB, Sacombank được các lãnh đạo cho hay, kiểu gì cũng có mức thưởng  xứng đáng.

Thực hư chuyện ngân hàng thưởng 'khủng'

Nhiều ngân hàng thưởng Tết cho nhân viên vài tháng lương. 

Còn nhiều ẩn số

Khác với cách tính thông thường của các doanh nghiệp nhà nước hay FDI, khối tài chính ngân hàng có cách tính lương khá “dích dắc” dựa nhiều vào kết quả kinh doanh và nhiều thang bậc. Ngoài ra, mức thưởng cho nhân viên ngân hàng sẽ không tính bình quân để “bổ đầu”, mà đánh giá dựa trên KPI của từng người hoặc dựa theo doanh số, kết quả kinh doanh của từng chi nhánh. Thế nên, có thể cùng là thưởng 1, 3 hay 5 tháng lương nhưng với mỗi vị trí, mỗi ngân hàng luôn cho kết quả khác nhau, thậm chí có thể chênh cả chục lần.

Một cán bộ phụ trách cấp phòng tại Hội sở Vietcombank chia sẻ: “Thực ra con số đó không chính xác và cũng không phải là thưởng Tết”. Theo vị này, trong quá trình hoạt động và được giao chỉ tiêu, tất cả các phòng ban, chi nhánh đều có hai lương (lương cơ bản và lương kinh doanh). Hằng tháng, khi chi trả lương, không được trả hết lương kinh doanh (được tính trên căn cứ chỉ tiêu công việc giao) mà sẽ để lại một phần. “Sau khi hết năm có kết quả kinh doanh rồi thì mới lấy đó để chi trả thêm phần còn lại; thậm chí cộng thêm phần vượt” - vị này nói. 

Một lãnh đạo cấp phòng ngân hàng bị mua giá 0 đồng Oceanbank cho biết,  hôm nay mới nhận được tháng lương 12/2015. Còn nếu có thưởng, chắc chúng tôi phải chờ xin đủ chữ ký 3 cơ quan là Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

DN cả nước bình quân thưởng 1 tháng lương

 Bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Lao động Tiền lương (Bộ LĐ-TB&XH), cho biết, có 87% số doanh nghiệp (DN) báo cáo có thưởng Tết năm 2016 với mức thưởng Tết bình quân 1 tháng lương (khoảng 5,53 triệu đồng/người, tăng 15,7% so với Tết năm 2015). Người có mức thưởng cao nhất là 2,028 tỷ đồng/người, thấp nhất là 24.000 đồng/người (đều thuộc khối DN có vốn đầu tư nước ngoài).

Thứ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân cho biết, điều DN lo lắng hiện nay không phải là thưởng Tết năm nay, mà lo trang trải chi phí cho năm 2016. “Năm tới, áp lực tăng lương tối thiểu vùng cùng với tiền đóng bảo hiểm tăng lên do thay đổi cách tính lương, những chi phí đó mới đáng lo với DN”, ông Huân nói.

Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chương trình “Tết sum vầy 2016” triển khai ở hầu hết các Liên đoàn lao động địa phương. Qua chương trình, sẽ có hàng ngàn suất quà Tết được trao cho các công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, có hơn 5.000 vé xe, với hơn 1.000 chuyến tàu, xe sẽ hỗ trợ đưa công nhân lao động quê xa về nhà đón Tết cùng gia đình.    

Lê Hữu Việt

Theo Khánh Huyền/Tiền Phong

Rét kỷ lục phá băng thị trường Trung Quốc

Đợt rét kỷ lục khiến nhiệt độ tại một số vùng của Trung Quốc xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ nhưng lại thúc đẩy nhu cầu mua bán của người dân nước này.

Khối khí lạnh tràn qua Trung Quốc vào tuần trước khiến nhiệt độ tại một số vùng của quốc gia này xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, chính điều này lại xua tan "băng giá" của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, Beijing Morning Post đưa tin.

Theo một cuộc khảo sát gần đây, do nhiệt độ hạ thấp, 53,4% người dân đổ xô đi mua quần áo ấm. Gần 40% trong số đó tiêu tốn hơn 500 nhân dân tệ (tương đương 75,95 USD).

Cuộc khảo sát cho thấy, 19% người đi mua sắm tiêu tốn từ 500 đến 1.000 nhân dân tệ và 9% ở mức từ 1.000 đến 2.000. Trong khi đó, mức 2.000-5.000 nhân dân tệ và 5.000-10.000 nhân dân tệ lần lượt chiếm tỷ lệ là 2,4% và 0,4%.

Thời tiết lạnh giá ảnh hưởng đến nhiều khu vực của Trung Quốc, buộc mọi người phải sắm quần áo mới. Tình trạng này gây ra sự đột biến trong nhu cầu của người dân với mặt hàng đồ giữ nhiệt và áo phao.

Dữ liệu mới nhất trên Taobao, một trang web mua sắm trực tuyến lớn nhất Trung Quốc cho thấy, giữa ngày 17/1 đến ngày 23/1, lượng khách hàng tìm mua áo khoác trực tuyến tăng 50% trong khi doanh số bán hàng tăng 60%.

Một cửa hàng bán chạy nhất trên Taobao bán gần 500 áo phao Ultraman, món đồ rất phổ biến trong suốt thời gian nhiệt độ giảm xuống mức kỷ lục ở nhiều nơi.

Máy sưởi, chăn điện và miếng dán giữ nhiệt cũng nằm trong danh sách hàng hóa bán chạy bậc nhất.

Nhiệt độ thấp nhất hôm 21/1 ghi nhận là -28 độ C tại thành phố Nha Khắc Thạch thuộc khu tự trị Nội Mông. Còn tại thủ phủ Cáp Nhĩ Tân của tỉnh Hắc Long Giang ở miền Đông Bắc, nhiệt kế ngoài trời chỉ mức -19 độ C. Một nơi khác lạnh không kém là thủ phủ Trường Xuân của tỉnh Cát Lâm với mức -17 độ C.

"Tôi đã mặc đủ thứ quần áo lên người mà vẫn không cảm thấy ấm", đài truyền hình trung ương CCTV dẫn lời một người đi đường ở Altai, khu tự trị Tân Cương, phía tây Trung Quốc, nói. Nhiệt độ ở đây xuống đến -26 độ C. "Gió rất mạnh, gió đập vào mặt khiến tôi cảm thấy rất rát", người này nói thêm.

Tại Hong Kong, hôm 24/1 nhiệt độ cũng xuống mức thấp nhất trong gần 60 năm, do một đợt khí lạnh tràn tới. Nhiệt độ vào buổi sáng chỉ ở mức 3,3 độ C tại các khu vực đô thị. Ông Wong Wai-kin, một nhà nghiên cứu khí tượng, nói với AFP rằng, đây là mức nhiệt thấp nhất trong 59 năm qua.

"Đây là ngày lạnh nhất từ năm 1957. Nhiệt độ thấp nhất ban ngày là 3,3 độ C. Kỷ lục hiện tại về nhiệt độ thấp là 2,4 độ C vào tháng 2/1957", Wong phát biểu.

Đợt lạnh kỷ lục bắt đầu ảnh hưởng rõ rệt từ hôm 21/1, khi chính phủ Trung Quốc buộc phải đóng cửa nhiều trường học, lệnh cho nhân viên cứu hộ luôn ở trạng thái sẵn sàng 24/24 trong ít nhất một tuần nữa.

Năm 2008, thời tiết giá rét ở Trung Quốc khiến 129 người chết, thiệt hại kinh tế ước tính hàng triệu nhân dân tệ.